Aspidiotus nerii
Sâu bọ
Rệp vảy ăn nhiều bộ phận của cây ký chủ và các triệu chứng nhiễm rệp thường liên quan đến mức độ nghiêm trọng quá trình kiếm ăn của rệp. Dấu hiệu đầu tiên của quá trình nhiễm rệp có thể là sự xuất hiện của vô số vảy màu trắng (đường kính khoảng 2 mm) trên thân, lá và quả của cây ký chủ. Khi ăn, rệp tạo ra mật ngọt rơi lên quả và lá, thúc đẩy sự phát triển của mốc đen. Khi cây bị nhiễm rệp nặng, lá cây có thể héo và rụng sớm. Chồi có thể khô và quả biến dạng, một điều đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp của các loài ô liu. Nhìn chung, cây có biểu hiện sức sống kém, năng suất và chất lượng thu hoạch có thể bị ảnh hưởng.
Các loài thiên địch của loài rệp vảy A. nerii bao gồm các loài ong ký sinh Aphytus melinus và Aphytis chilensis, các loài săn mồi là bọ Chilocorus bipustulatus, Rhyzobius lophantae và Chilocorus kuwanae. Bọ Rhyzobius lophantae là loài thiên địch có hiệu quả khống chế rệp vảy cao nhất ở những địa điểm nhiều nắng và bị nhiễm rệp trên diện rộng. Các loại thuốc trừ sâu hữu cơ thời hiệu ngắn có gốc từ các loại dầu thực vật, chiết xuất thực vật, axit béo hoặc pyrethrins cũng có thể được sử dụng. Có thể cần phải sử dụng các loại sản phẩm ấy thường xuyên, đặc biệt là nên phun vào mặt dưới của lá.
Hãy luôn xem xét khả năng áp dụng phương pháp tích hợp giữa các biện pháp phòng ngừa với các biện pháp kiểm soát sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Các loại thuốc phun tiếp xúc có chứa các hoạt chất deltamethrin, lambda-cyhalothrin hoặc cypermethrin có thể khống chế loài rệp này nếu được phun khắp mặt dưới lá. Các loại thuốc diệt côn trùng theo hệ thống acetamiprid được hấp thụ vào các mô thực vật và rệp vảy sẽ hút thuốc vào trong quá trình kiếm ăn. Cần lưu ý rằng rệp vảy chết vẫn bám chặt vào lá hoặc thân cây.
Các triệu chứng nêu trên phát sinh từ hoạt động kiếm ăn của loài rệp vảy có tên khoa học là Aspidiotus nerii. Rệp trưởng thành dẹp và có hình bầu dục, dài khoảng 2 mm và được phủ một lớp sáp màu trắng chống thấm. Ở giai đoạn chưa trưởng thành (rệp bò), rệp nhỏ rất hơn nhiều. Cả hai dạng rệp nêu trên đều bám như lớp vảy ở mặt dưới của lá và trên thân cây để hút nhựa cây. Sự phân tán của rệp vảy ở khoảng cách xa chủ yếu thông qua quá trình vận chuyển cây giống đã bị nhiễm rệp. Ở phạm vi cục bộ, rệp bò rất tích cực hoạt động, di chuyển từ cây này sang cây khác khi nhánh của các cây lân cận tiếp xúc với nhau. Nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng quan trọng đối với vòng đời của chúng. Ở mức nhiệt độ 30 °C, sự phát triển của rệp vảy bị cản trở hoàn toàn. Loài rệp A. nerii thường được xem là một loài côn trùng gây hại không đáng kể đối với các vườn cây ô liu. Các cây ký chủ khác của loài rệp này bao gồm táo, xoài, cây cọ, trúc đào và các loài cây thuộc họ cam quýt.