Khác

Sâu đốm đục quả hại Đậu

Chilo partellus

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Hoa và quả bị bện vào nhau hoặc được bao phủ bởi lớp mạng bằng tơ.
  • Cành nhánh khô dần.
  • Hạt trong quả bị thiệt hại một phần hoặc toàn bộ.
  • Các lỗ đục xuất hiện trên nụ hoa, hoa hoặc quả.
  • Bướm trưởng thành có những dải chéo màu trắng tương phản trên hai cánh trước sẫm màu, hai cánh sau màu trắng có đường viền sẫm màu.

Cũng có thể được tìm thấy ở


Khác

Triệu chứng

Các triệu chứng nêu trên xuất hiện trên nụ hoa, hoa và quả. Trong giai đoạn cây nở hoa, xuất hiện các màng tơ bao phủ lá, hoa và quả. xen lẫn với phân của ấu trùng. Các chồi và nụ mới có triệu chứng khô đi. Ấu trùng sâu đục lỗ và ăn hạt trong quả. Chúng cũng đục cuống lá và khiến cành nhánh khô héo.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Loài sâu đốm đục quả này có thể bị khống chế bởi các loài thiên địch của chúng. Các loài ruồi ký sinh (họ Tachinidae) và ong ký sinh (Braconidae & Ichneumonidae) có khả năng khống chế số lượng quần thể của loài sâu hại này. Kết hợp với các loài ăn thịt (bọ cánh gân, bọ rùa, nhện, kiến đỏ, chuồn chuồn, ruồi ăn sâu, bọ sát thủ và bọ ngựa), các loài thiên địch ấy có thể giảm thiểu thiệt hại do sâu đốm đục quả gây ra đến mức 98%. Đối với các loại thuốc trừ sâu dạng sinh học, dầu sầu đâu gốc EC chứa hoạt chất azadirachtin hay vi khuẩn Bacillus thuringiensis có thể được sử dụng dưới dạng phun trên lá. Nên sử dụng các sản phẩm ấy ở đầu giai đoạn nở hoa cho đến khi thu hoạch. Dầu sầu đâu hay các sản phẩm thuốc trừ sâu chứa vi khuẩn Bacillus Thuringienisis (BT) chỉ nên sử dụng một lần vào thời điểm bắt đầu mùa vụ hoặc ngay khi phát hiện ra các triệu chứng nhiễm sâu đốm đục quả đậu.

Kiểm soát hóa học

Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu ngấm qua rễ hoặc dạng tiếp xúc khi phát hiện số lượng sâu đốm đục quả vượt quá 3 ấu trùng/mét vuông để đảm bảo giới hạn về mặt kinh tế. Hãy chọn các hóa chất một cách cẩn thận để không phá vỡ số lượng quần thể của các loài côn trùng có lợi. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu ngấm qua rễ hoặc dạng tiếp xúc như azadirachtin (1500 ppm) với liều lượng 5 ml/lít khi sâu hại bắt đầu tấn công cây trồng. Các loại thuốc trừ sâu khác có gốc chlorantraniliprole 18.5 EC (0.3 ml/lít), chlorpyrifos 20 EC (2 ml/lít), profenophos 50 EC (2 ml/lít), Spinosad 45 SC (0.3 ml/lít), Emamectin benzoate + lambda-cyhalothrin 5 EC hoặc flubendiamide 39.35 SC (0.2 ml/lít) cũng có hiệu quả khống chế loài sâu hại này.

Nguyên nhân gây bệnh

Các thiệt hại nêu trên xuất phát từ ấu trùng của loài sâu đục quả các cây họ Đậu, có tên khoa học là Maruca vitrata. Bướm trưởng thành có những dải màu trắng tương phản trên hai cánh trước sẫm màu, hai cánh sau màu trắng có đường viền sẫm màu. Con cái đẻ trứng đơn lẻ hoặc từng đám trứng nhỏ trên lá, nụ hoa và hoa. Ấu trùng màu trắng hơi xanh, có đốm và đầu màu nâu với những sợi lông ngắn sẫm màu ở các bướu đen trên thân. Chúng phát triển thành nhộng trong đất hay trong các mạng tơ bọc quanh lá. Ấu trùng sâu kiếm ăn vào ban đêm, tấn công thân, cuống hoa, cuống quả, hoa và quả của nhiều loài cây ký chủ khác nhau như đậu Thổ Nhĩ Kỳ, đậu ván, lạc, thuốc lá, bông vải, đậu tương, mè, mía, thầu dầu, dâm bụt và các loài cây hoang dã khác. Sau khi cuộn và bao lá bằng mạng tơ, ấu trùng tiếp tục kiếm ăn bên trong mạng. Quá trình nhiễm sâu diễn ra ở giai đoạn cây con cho đến khi cây hình thành quả. Nhiệt độ thích hợp để loài sâu hại này phát triển là 20 - 28°C. Tổn thất thu hoạch do loài sâu đốm đục quả đậu này ước tính lên đến 20-50%.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn các giống kháng bệnh, ví dụ như giống đậu triều ICPL-97119.
  • Giám sát đồng ruộng thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của sâu hại (các đám trứng, bướm trưởng thành và bất cứ thiệt hại cắn phá nào trên cây).
  • Dùng tay loại bỏ hoa, quả hay bộ phận nào của cây bị nhiễm sâu hại.
  • Duy trì lượng phân đạm tối ưu.
  • Giẫy cỏ kỹ trên đồng và các khu vực chung quanh.
  • Áp dụng phương thức thoát nước tối ưu cho đồng ruộng, bởi lẽ ngập úng sẽ gia tăng khả năng nhiễm sâu.
  • Sử dụng các loại bẫy đèn vào thời điểm 15 ngày sau khi gieo trồng để giám sát và bắt bướm đại trà.
  • Dựng sào, với số lượng là 15 sào mỗi héc-ta, và tạo không gian thoáng đãng để chim chóc tìm đến săn ấu trùng sâu.
  • Loại bỏ các tàn dư cây trồng và các cây mọc tự nhiên sau khi thu hoạch.
  • Áp dụng chế độ luân canh với các loài cây không phải là ký chủ của loài sâu hại này, ví dụ như lúa, ngô, cao lương hoặc kê.

Tải xuống Plantix