Bông vải

Mọt đục quả

Anthonomus grandis

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Những lỗ nhỏ trên nụ hoa, khiến cho hoa úa nâu và rụng đi.
  • Hoa đã nở úa vàng và rụng sớm.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của quả hoặc khiến quả bị thối rữa.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Bông vải

Triệu chứng

Mọt đục quả trưởng thành ăn các phần đang ra hoa hoặc tạo quả của cây như nụ họa và quả, đôi khi chúng ăn cuống lá vào cuối kỳ sinh trưởng. Giai đoạn khi mọt bắt đầu tấn công có thể được nhận ra qua các lỗ thủng bị mọt ăn bên cạnh chồi hoa hay những bướu sinh trưởng nhỏ tùy theo vị trí của bầu nhụy. Các tổn thương tại chồi hoa gây ra hiện tượng bạc màu và có thể khiến hoa phát triển không trọn vẹn và rụng sớm hoặc tạo ra quả nhỏ (với ấu trùng bên trong). Các quả to, bị mọt đục thường còn lại trên cây và có thể không mở. Thay vào đó, chúng có thể bị tấn công bởi các mầm bệnh cơ hội dẫn đến tình trạng bị thối rữa. Mọt trưởng thành ăn các cuống lá trong suốt quá trình sinh dưỡng của cây khiến cho lá bị rũ xuống và héo khi vẫn còn gắn trên thân. Đó là một triệu chứng đặc thù thường được gọi là “cờ đen”.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Các loài ong ký sinh như loài Catolaccus grandis có thể được dùng hoặc phát triển để khống chế mọt. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc trừ sâu sinh học dựa trên các loài nấm Beauveria bassiana, vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc vi-rút Chilo iridescent virus (CIV).

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Thuốc trừ sâu Pyrethroid tổng hợp và các chất như deltamethrin có thể dùng để khống chế mọt đục quả. Điều kiện ẩm ướt làm tăng hiệu lực của biện pháp xử lý này. Có thể dùng các loại bẫy dẫn dụ sinh học diệt côn trùng (pheromone traps) để giám sát và khống chế mọt (kết hợp với một tác nhân sinh học hay thuốc trừ sâu nào đó.)

Nguyên nhân gây bệnh

Tổn hại này do cả ấu trùng và mọt đục quả trưởng thành của loài sâu mọt có tên khoa học là Anthonomus grandis gây ra. Đó là loài mọt thuộc bộ cánh cứng, khi trưởng thành có kích cỡ dài khoảng 6 mm, có các đầu vòi thon dài, có màu sắc thay đổi từ đỏ nâu đậm đến nâu hay gần như đen. Chúng sống qua mùa đông trong các khu vực thoát nước tốt ngay trên hay gần cách đồng bông vải. Sau giai đoạn dừng hoạt động, chúng trồi dậy và xâm nhập cánh đồng bông vải từ đầu mùa xuân cho đến giữa hè, với đỉnh điểm bộc phát vào cuối mùa xuân, cũng là suốt thời kỳ cây phát triển quả. Con cái đẻ trứng trong quả bông vải đang phát triển, thường là một trứng cho mỗi nụ. Ấu trùng dạng chữ C, không chân, màu trắng kem, thường ăn bên trong nụ hoa hoặc quả khoảng 10 ngày, sau đó biến thành nhộng. Chu kỳ sống từ giai đoạn trứng thành con trưởng thành khoảng 03 tuần suốt mùa hè. Mọt đục quả có thể tạo ra từ 8 – 10 thế hệ trong mỗi năm.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Kiểm tra các qui định về kiểm dịch tại đất nước của bạn.
  • Trồng muộn trong vụ mùa để tránh giai đoạn bệnh lây lan đến đỉnh điểm.
  • Chọn trồng các giống có khả năng kháng và chịu bệnh nếu có trong khu vực bạn sinh sống (nhiều loài như thế đã được bán ở thị trường).
  • Thăm đồng bông vải thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của sâu bọ.
  • Tránh bón phân thừa thãi và tưới quá nhiều nước.
  • Ở giai đoạn còn non, mọt đục quả bông vải khá nhạy cảm với nhiệt độ và tình trạng khô ráo.
  • Vì thế, nên loại bỏ những cành lá vụn ra khỏi cánh đồng để ấu trùng và nhộng sâu mọt còn sót lại bị phơi ra dưới điều kiện thời tiết bất lợi cho chúng.
  • Không nên cày nát những phần còn lại của cây sau thu hoạch, chỉ cần loại bỏ chúng ra khỏi cánh đồng.
  • Không vận chuyển cành lá có khả năng nhiễm bệnh từ cánh đồng hay trang trại này đến trang trại hay cánh đồng khác.

Tải xuống Plantix