Ngô/Bắp

Sâu hồng đục thân Lúa

Sesamia inferens

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Sâu đục lỗ tại thân lúa hay gốc gié.
  • Các lỗ thoát ra của sâu cũng có thể thấy được tại các bộ phận ấy.
  • Mô bị héo.
  • Thân cây có triệu chứng ‘nõn héo’.
  • Bướm đêm nhỏ màu nâu nhạt, đầu và thân có lông.
  • Sâu bướm có màu hồng và đầu màu nâu đỏ.

Cũng có thể được tìm thấy ở

7 Cây trồng
Lúa mạch
Ngô/Bắp
Lúa nước
Hiển thị thêm

Ngô/Bắp

Triệu chứng

Thiệt hại đối với lúa chủ yếu là do hoạt động kiếm ăn của sâu bướm. Chúng đục thân lúa hay gốc gié và ăn các chất bên trong, khiến quá trình chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây bị chận đứng. Các lỗ thoát ra của sâu cũng có thể được tìm thấy trên thân và gié lúa. Tình trạng thiếu nước và chất dinh dưỡng khiến các bộ phận của cây bị nhiễm sâu héo úa đi. Khi mở dọc thân lúa, có thể phát hiện ra các triệu chứng ‘nõn héo’ cùng với sự hiện diện của ấu trùng và phân ấu trùng bên trong.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Nhiều loài ong bắp cày ký sinh thuộc nhóm Telenomeus và Trichogramma ký gửi trứng của chúng vào đám trứng của loài sâu Sesamia inferens này, góp phần khống chế số lượng quần thể của sâu. Ví dụ, thả trứng của loài ong bắp cày ký sinh Trichogramma chilonis (8 thẻ trứng cho mỗi héc-ta) vào ngày thứ 12 và ngày thứ 22 sau khi hạt giống nẩy mầm. Ấu trùng sâu cũng bị ký sinh bởi các loài ong bắp cày Apanteles flavipes, Bracon chinensis và Sturmiopsis inferens. Cuối cùng, nhộng của loài sâu này còn là con mồi của các loài tò vò Xanthopinpla và Tetrastichus. Các loại thuốc trừ sâu sinh học có gốc từ các chất chiết xuất từ loài nấm Beauveria bassiana và vi khuẩn Bacillus thuringiensis cũng có hiệu quả đối với loài sâu hồng đục thân này.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Có thể áp dụng biện pháp phòng ngừa bằng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt hay phun vào tán lá (ví dụ các loại có chứa chlorantriniliprole) để khống chế số lượng quần thể của loài sâu hại này.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ loài sâu hồng đục thân có tên khoa học là Sesamia inferens. Ấu trùng sâu sống qua mùa đông dưới dạng nhộng bên trong thân cây hay các bộ phận còn lại của cây trong đất, và hoạt động trở lại dưới dạng sâu trưởng thành vào mùa xuân, khi thời tiết ôn hòa hơn. Bướm của loài sâu này có thân hình nhỏ, chắc khỏe, có màu nâu sáng, đầu và thân có lông. Cánh trước có màu như rơm và mép màu vàng. Cánh sau trắng, trong mờ và có các đường gân màu vàng. Con cái đẻ các chùm trứng tròn, màu xanh lục ngả vàng nhạt, thành nhiều hàng bên dưới bẹ lá để bảo vệ trứng khỏi các loài săn mồi. Sâu dài khoảng 20 - 25 mm, thân màu hồng, đầu màu nâu đỏ và không có sọc. Chúng đục thân và ăn các mô bên trong.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Nếu có thể, hãy trồng các giống chịu bệnh cao.
  • Trồng đồng bộ với các cánh đồng khác để tránh tình trạng số lượng quần thể sâu tích lũy dần.
  • Trồng các giống có cùng đặc tính và thời gian trưởng thành.
  • Trồng sớm cũng có thể tránh được đỉnh điểm phát triển số lượng quần thể của sâu.
  • Cấy dày để sâu bướm không thể chui vào tán lá.
  • Trồng xen với các cây họ đậu.
  • Gieo trồng 2-3 luống cây bẫy sâu như cây lúa miến quanh cánh đồng để thu hút sâu bướm.
  • Giám sát cánh đồng thường xuyên và loại bỏ các bộ phận của lúa đã bị nhiễm sâu.
  • Đảm bảo bón phân đạm đầy đủ và kịp thời.
  • Nhổ cỏ dại trong và xung quanh cánh đồng.
  • Đảm bảo quản lý tốt nguồn nước tưới tiêu.
  • Loại bỏ và tiêu hủy các bộ phận còn lại của lúa sau khi thu hoạch.
  • Lên kế hoạch luân canh dài hạn với các loại cây không phải là ký chủ của sâu.

Tải xuống Plantix