Ớt

Bướm đêm mắt nâu với đường kẻ sáng màu

Lacanobia oleracea

Sâu bọ

Tóm lại

  • Thiệt hại cắn phá trên lá, thân và quả.
  • Các lỗ thủng, lỗ khoan và các vết trầy xước bề mặt.
  • Bị các mầm bệnh cơ hội xâm thực.
  • Bướm đêm có thân màu nâu nhạt, cánh trước có vệt màu cam nhạt, giống hình quả thận.

Cũng có thể được tìm thấy ở

6 Cây trồng
Cải bắp
Lý chua
Rau diếp
Đậu Hà Lan
Hiển thị thêm

Ớt

Triệu chứng

Thiệt hại cắn phá xuất hiện ở lá non, thân, hoa và quả. Ấu trùng non ăn mặt dưới lá, dẫn đến các lỗ như châm kim. Khi ấu trùng lớn lên, toàn bộ lá, cuống cũng như hoa và quả có thể bị thiệt hại nghiêm trọng. Một loạt các lỗ, các vết nạo nông và các đường hầm xuất hiện rõ trên bề mặt quả. Các mầm bệnh cơ hội xâm thực các mô bị tổn hại và phân sâu, gây ra tình trạng thối rữa. Do vậy, ngay cả tình trạng nhiễm ấu trùng ít cũng có thể nguy hại cho cây trồng. Loài sâu bướm này có nhiều loài cây ký chủ khác nhau, bao gồm cà chua, tiêu, khoai tây, rau diếp, dưa chuột, hành, bắp cải và bông cải.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Ở một số trường hợp, sử dụng các loài ong ký sinh thuộc chi Ong mắt đỏ (Trichogramma), ví dụ như loài T. evanescens, hoặc loài bọ xít gai ăn thịt (Podisus maculiventris) có thể giảm thiểu số lượng quần thể của loài sâu bướm này. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chứa Spinosad hay Bacillus thuringiensis (Bt) nhưng không kéo dài liên tục ở cùng một môi trường. Phun thuốc với hàm lượng 0.1% ngay khi phát hiện thấy ấu trùng sâu bướm và phun lặp lại hai lần là giải pháp tốt để thay cho biện pháp xử lý hóa chất để đối phó với ấu trùng của loài sâu bướm này.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Đối với loài sâu bướm này, hiệu lực của các sản phẩm thuốc trừ sâu thay thế như spinosad và Bt thường không đáp ứng được mục đích sử dụng các biện pháp xử lý bằng hóa chất. Khi cần thiết sử dụng, các sản phẩm có gốc alpha-cypermethrin, beta-cyfluthrin, bifenthrin, cypermethrin, deltamethrin, diflubenzuron, fenpropathrin, lambda-cyhalothrin, teflubenzuron có thể đạt hiệu quả tốt. Điều quan trọng là nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu trong khuôn khổ các chiến lược quản lý việc sử dụng thuốc trừ sâu mang tích tích hợp và có kế hoạch hoàn chỉnh để tránh gây hại cho các loài côn trùng có ích.

Nguyên nhân gây bệnh

Thiệt hại nêu trên xuất phát từ sâu của loài bướm đêm màu nâu được gọi là bướm cú rau, có tên khoa học là Lacanobia oleracea. Loài sâu bướm này thích những nơi ẩm ướt và giàu chất dinh dưỡng, được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác nhau, ví dụ như các khu nhà kính, trang trại, các vùng đất dọc theo sông ngòi hay các khu rừng được khai hoang. Bướm trưởng thành có sải cánh dài khoảng 35-45 mm, thân màu nâu nhạt, một số có màu hơi sẫm hơn. Chúng có cánh trước màu nâu sậm hơi đỏ với một vệt màu cam sáng nổi bật có hình dạng như quả thận. Một đường màu trắng sáng tạo thành chữ "W" gần mép cánh là điểm đặc trưng để nhận biết loài sâu bướm này. Cánh sau có màu xám, đậm dần khi tiến gần đến mép cánh. Bướm cái đẻ trứng thành từng nhóm khoảng 150 trứng ở mặt dưới lá của cây ký chủ. Sâu bướm đạt đến kích cỡ lên đến 5 cm. Sâu có màu từ xanh đến nâu sẫm, có các đốm trắng và đen và một dải màu vàng ở mỗi bên sườn.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Giám sát đồng ruộng và loại bỏ trứng, sâu bướm hay các bộ phận cây bị nhiễm sâu.
  • Đối với các khu trồng ở nhà kính, sử dụng lưới để ngăn chận sâu bướm.
  • Cạo bỏ các cụm trứng ở mặt dưới lá và loại bỏ sâu bướm.
  • Loại bỏ các cây bị nhiễm sâu và tiêu hủy chúng.
  • Giám sát đất sau khi thu hoạch và loại bỏ nhộng còn sót lại.

Tải xuống Plantix