Agromyzidae
Sâu bọ
Những đường xám nhạt chạy ngoằn ngoèo hoặc không theo quy luật xuất hiện trên cả hai mặt lá khi ấu trùng cắn phá. Những đường hang này thường bị giới hạn bởi gân lá và chứa đầy phân đen trông giống như vệt nhỏ li ti bên trong các đường hầm. Những đường hang ấy có thể lan tràn khắp toàn bộ mặt lá. Các lá bị tổn thương có thể bị rụng sớm. Hiện tượng rụng lá như thế có thể làm giảm năng suất và kích thước quả và khiến quả bị cháy nắng do phơi trực tiếp dưới ánh nắng của mặt trời.
Nhiễm bệnh ruồi đục lá ở mức nhẹ chỉ dẫn đến thiệt hại nhỏ và không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ong bắp cày sống ký sinh giết các ấu trùng ruồi đục lá trong đường hang là một tác nhân có thể ứng dụng mang đến lợi ích thiết thực. Bọ rùa cũng là loài ăn thịt ruồi đục lá. Dầu sầu đâu, tinh chất hạch dầu sầu đâu (NSKE 5%), dầu sầu đâu(15000 ppm) @ 5ml/l hay thuốc trừ sâu có hợp chất ngăn chặn ruồi trưởng thành sinh trưởng và đẻ trứng, từ đó giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng. Các sản phẩm ấy không ảnh hưởng nhiều đến các loài thiên địch của ruồi đục lá cũng như các loài côn trùng hỗ trợ thụ phấn khác.
Hãy luôn xem xét đến giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Các loại thuốc trừ sâu phổ rộng thuộc các nhóm phốt-phát hữu cơ, carbamates và pyrethroids ngăn ngừa ruồi trưởng thành đẻ trứng nhưng không giết được ấu trùng. Hơn nữa, các nhóm thuốc trừ sâu ấy có thể dẫn đến việc sụt giảm số lượng các loài thiên địch của ruồi đục lá và gia tăng sức đề kháng của ruồi. Hệ quả là trong một số trường hợp, sử dụng các nhóm thuốc ấy có thể làm gia tăng số lượng ruồi đục lá. Các sản phẩm thuốc trừ sâu như abamectin, bifenthrin, methoxyfenozide, chlorantraniliprole hay spinetoram có thể được sử dụng luân phiên để tránh tình trạng gia tăng sức đề kháng của ruồi.
Các triệu chứng ấy bắt nguồn từ sự xâm hại của loài ruồi thuộc họ Agromyzidae. Họ ruồi này có hàng ngàn loài khác nhau, phân bố trên khắp thế giới. Vào mùa xuân, ruồi cái đục thủng các mô lá để đẻ trứng vào đó, thường là ở các mô nằm dọc theo mép lá. Ấu trùng ruồi sinh trưởng ở tầng giữa hai mặt lá. Chúng tạo ra các đường hang ngoằn ngoèo và để lại những vệt phân đen trên đường trong quá trình đào hang lấy chất dinh dưỡng trong lá. Khi ấu trùng trưởng thành, chúng đục thủng lỗ ở mặt dưới lá và rơi xuống đất và phát triển thành nhộng. Cành lá vụn gần cây ký chủ trở thành nơi trú ẩn thay thế của nhộng. Ruồi đục lá có xu hướng bị màu vàng hấp dẫn.