Scolytus mali
Sâu bọ
Bọ cái thường chọn những cây non hay cây yếu ớt để đẻ trứng do vỏ của các cây ấy ngon hơn. Những cây khỏe mạnh có khuynh hướng ít bị nhiễm loài bọ này. Có thể tìm thấy các lỗ ra vào cùng với phân bọ trên thân cây hay các cành nhánh. Nếu lột đi lớp vỏ cây, có thể thấy một hệ thống đường hầm được hình thành trực tiếp trên lớp dác gỗ. Bọ cái gặm vỏ cây để tạo ra một đường hầm chính chạy dọc, dài khoảng 5-6 cm (tối đa là 10 cm) và rộng khoảng 2 mm. Trong quá trình ấy, nó đẻ trứng trên những hốc nhỏ ở các cạnh của đường hầm này. Sau khi nở, ấu trùng đục ra các đường hầm có phần ngắn hơn và hẹp hơn bên dưới lớp vỏ cây, bắt đầu từ đường hầm chính và gần như vuông góc với đường hầm ấy. Hệ thống đường hầm đặc trưng ấy trông giống như một sợi dây với nhiều nút thắt của người Maya.
Bọ Scolytus mali là con mồi của một lượng lớn các loài động vật ăn thịt côn trùng, nhưng cho đến nay chỉ có một vài công trình nghiên cứu quan tâm đến khả năng sử dụng chúng như là một biện pháp kiểm soát sinh học trong ruộng vườn. Nhiều loài chim ăn ấu trùng của bọ Scolytus mali. Loài ong bắp cày ký sinh Spathius brevicaudis thuộc họ Braconid cũng có hiệu quả kiểm soát số lượng quần thể của loài bọ này. Các loài ong bắp cày khác thuộc Liên họ Chalcid (trong số đó có loài Cheiropachys colon hay Dinotiscus aponius) cũng có thể được sử dụng.
Nếu có thể hãy luôn xem xét sử dụng phương thức kết hợp các biện pháp phòng ngừa với các biện pháp xử lý sinh học. Các biện pháp xử lý bằng thuốc trừ sâu là cần thiết nếu số lượng quần thể của bọ đạt đến các mức độ lây nhiễm và đạt hiệu quả cao nhất trong thời kỳ bọ trưởng thành biết bay. Hiện không có loại thuốc trừ sâu nào đặc trị loài bọ đục vỏ cây ăn quả này cả.
Các triệu chứng xuất hiện trên các cây ăn quả như thế do loài bọ có tên là Scolytus mali gây ra. Ấu trùng của chúng là động vật ăn gỗ, điều đó có nghĩa là chúng kiếm ăn từ lớp dác gỗ ngay bên dưới vỏ cây. Bọ trưởng thành có màu nâu đỏ sáng bóng, đầu đen, dài khoảng 2,5-4,5 mm. Bọ cái thường chọn những cây yếu ớt, đục một lỗ xuyên qua vỏ cây và đào một đường hầm đi vào lớp dác gỗ. Trứng bọ được đẻ dọc theo đường hầm chính có chiều dài có thể lên đến 10 cm. Sau khi nở, ấu trùng đục ra các đường hầm có phần ngắn hơn và hẹp hơn bên dưới lớp vỏ cây, bắt đầu từ đường hầm chính và gần như vuông góc với đường hầm này. Vào mùa xuân, ấu trùng phát triển thành nhộng trong tổ ở đó. Ở các mức nhiệt độ ấm liên tục (18-20°C), bọ trưởng thành đẻ trứng, đào hầm xuyên ở lớp vỏ cây và bay sang các cây thích hợp khác để bắt đầu một vòng đời mới. Cây bị nhiễm loài bọ này là một dấu hiệu cho thấy cây hiện đang suy yếu, ví dụ như do nhiễm nấm hay sinh trưởng dưới những điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi.