Xoài

Bọ trĩ

Thysanoptera

Sâu bọ

Tóm lại

  • Những mảng nhỏ ánh bạc xuất hiện ở mặt trên phiến lá, tạo ra một hiện tượng được gọi là "bạc hóa".
  • Bọ trĩ có độ dài từ 1-2 mm, thân màu vàng, đen hay có sọc, thường để lại những đốm phân đen ở mặt dưới lá.
  • Lá bị nhiễm bọ trĩ sẽ bị biến dạng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

41 Cây trồng
Táo
Chuối
Lúa mạch
Hiển thị thêm

Xoài

Triệu chứng

Ấu trùng bọ và bọ trưởng thành ăn chất dinh dưỡng từ các mô lá và tạo ra các mảng nhỏ ánh bạc ở mặt trên của phiến lá, hay còn được gọi là "bạc hóa". Khi lúa ở giai đoạn non, sau khi cấy, mật độ bọ trĩ cao có thể gây xoăn lá, héo các chóp lá và cây cò cọc, không phát triển được. Bọ trĩ non thường tập trung ở dầu lá non thường gây hại giai đoạn lúa non, đặc biệt nặng ở các ruộng khô nước. Ở mặt dưới lá, bọ trĩ và ấu trùng của chúng tập trung thành từng nhóm dọc theo các đốm phân đen do chúng để lại. Lá của cây nhiễm bọ thường úa vàng, khô héo, biến dạng hay nhăn nhúm.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Hãy sử dụng dầu sầu đâu hay các dung dịch có hợp chất pyrethrin trong thiên nhiên, đặc biệt là để phun ở mặt dưới lá. Thông thường, sử dụng hợp chất Spinosad để phòng chống bọ trĩ có hiệu quả hơn bất cứ công thức hóa chất hay sinh học nào khác. Hợp chất này có hiệu lực kéo dài 1 tuần hay lâu hơn, và có thể thâm nhập phần nào vào các mô khi phun xịt. Tuy nhiên, hợp chất này có thể gây độc đối với một số loài thiên địch của bọ trĩ (ví dụ như các loài ve ăn thịt, ấu trùng của ruồi giả ong) và các loài ong. Không nên dùng hợp chất spinosad cho các cây đang nở hoa. Nếu hoa nhiễm bọ trĩ, có thể sử dụng các loài ve ăn thịt hay ấu trùng bọ gân cánh xanh để diệt trĩ. Việc kết hợp tinh chất tỏi với một số thuốc trừ sâu có thể đạt hiệu quả. Cũng có thể sử dụng lớp phủ có khả năng phản chiếu tia tử ngoại cao (lớp phủ kim loại).

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Do bọ trĩ có khả năng sinh sản cao và vòng đời phát triển đặc thù, chúng đã hình thành khả năng đề kháng đối với nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau. Các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc có hiệu quả đối với bọ trĩ là, imidacloprid @ 0.25 ml hay acetamiprid @ 0.2 g, Abamectin, Amamectin, rất nhiều sản phẩm thuốc trừ sâu này được kết hợp với hợp chất piperonyl butoxide để nâng cao hiệu quả sử dụng.

Nguyên nhân gây bệnh

Bọ trĩ là loài côn trùng có độ dài trung bình từ 1 đến 2 mm, thân màu vàng, đen hay có sọc. Một số giống bọ có hai cặp cánh trong khi các giống khác không có cánh. Chúng ngủ đông trong gốc cây sau khi thu hoạch, trong đất hay trên các cây ký chủ trung gian. Chúng cũng là loài sinh vật truyền nhiễm rất nhiều bệnh khác nhau do vi-rút tạo ra. Thời tiết khô ấm là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ sinh trưởng và gia tăng số lượng. Chúng không phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ướt. Con trưởng thành có thể dễ dàng bị gió cuốn đi, vướng vào quần áo, thiết bị và thùng chứa không được làm sạch đúng cách sau khi làm việc tại đồng ruộng.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Các giống cây kháng bọ trĩ không cần được phun thuốc trừ bọ trĩ.
  • Thường xuyên thăm đồng ruộng để đánh giá tình trạng bệnh tật hay khả năng nhiễm sâu bọ, từ đó xác định mức độ nghiêm trọng của tình hình để hoạch định các phương pháp xử lý thích hợp.
  • Sử dụng các keo bẫy dính suốt một khu vực rộng để bẫy bọ trĩ với số lượng lớn.
  • Tưới nước đủ cho cây và tránh sử dụng quá nhiều phân đạm.

Tải xuống Plantix