Aphis
Sâu bọ
Số lượng rệp từ mức ít đến mức trung bình thường không gây hại cho cây trồng. Nhiễm rệp nặng có thể khiến lá và chồi quăn lại, héo rũ, úa vàng và khiến cây phát triển còi cọc. Nhìn chung, sức sống của cây bị nhiễm rệp giảm sút ở mức độ có thể nhận thấy được. Trong nhiều trường hợp, dịch mật do rệp tiết ra trên các mô của cây còn tạo ra môi trường cho các loại nấm cơ hội phát triển và lây lan. Hiện tượng mốc phát triển trên lá cho thấy rõ điều đó. Dịch mật của rệp thu hút các loài kiến. Thậm chí một số ít rệp cũng có thể truyền các loại vi-rút gây bệnh từ cây này sang cây khác một cách dai dẳng. Các điều kiện tối ưu cho chúng phát triển là thời tiết khô và ấm.
Các loài côn trùng có ích như bọ rùa ăn thịt, bọ cánh gân, bọ hung và ong bắp cày ký sinh là những tác nhân quan trọng giúp kiểm soát số lượng rệp. Các loài thiên địch này sẽ đối phó với các loài côn trùng hút dịch cây ngay trên đồng ruộng. Trong tình trạng nhiễm bệnh nhẹ, hãy sử dụng các dung dịch xà phòng diệt côn trùng loại nhẹ có gốc từ các loại dầu thực vật. Rệp cũng rất dễ bị nhiễm các loại bệnh do nấm mốc gây ra khi thời tiết ẩm ướt. Chỉ cần phun nước lên những cây bị nhiễm rệp cũng có thể loại bỏ rệp.
Hãy luôn xem xét đến giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Có thể lên kế hoạch phun thuốc cho thân và gốc cây bằng flonicamid hòa nước với tỷ lệ 1:20 vào các ngày thứ 30, 45 và 60 sau khi gieo hạt (DAS). Cũng có thể sử dụng các loại thuốc Fipronil 2ml, thiamethoxam @ 0.2g, flonicamid @ 0.3g hay acetamiprid @0.2g (mỗi lít nước).
Rệp là loại côn trùng nhỏ, thân mềm, có chân và râu dài. Chúng có kích cỡ dài từ 0,5 đến 2 mm, thân có màu vàng, nâu, đỏ hoặc đen, tùy theo giống loài. Về mặt hình dáng, các giống rệp không có cánh phổ biến hơn cả. Ngoài ra còn có các giống rệp có cánh, dạng sáp hay có lông tơ. Chúng thường đậu và kiếm ăn thành từng đám ở mặt dưới lá non và đầu chồi của những cây tươi tốt. Chúng dùng các phần phụ miệng kéo dài để chọc thủng các mô của cây để hút dịch chất dinh dưỡng từ đó. Số lượng rệp từ mức ít đến mức trung bình thường không gây hại cho cây trồng. Sau đợt xâm lấn ban đầu vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè, số lượng rệp thường giảm thiểu một cách tự nhiên do các loài thiên địch. Nhiều giống rệp mang vi-rút gây bệnh cho cây và có thể khiến loại dịch bệnh cây trồng khác phát triển.