Nho

Nhện vàng hại nho

Eotetranychus carpini

Ve bét

Tóm lại

  • Nhện sống ở mặt dưới của lá dọc theo gân và ăn nhựa lá.
  • Các đốm màu đỏ trên các giống cây có trái màu đỏ, và đốm màu nâu trên các giống cây có trái màu trắng.
  • Gây héo sớm và rụng lá.

Cũng có thể được tìm thấy ở

2 Cây trồng
Nho
Đào

Nho

Triệu chứng

Thiệt hại cắn phá gây ra bởi nhện vàng hại nho vào đầu mùa dẫn đến phát triển không đều, biến dạng hoặc làm khô nhiều lá và nụ hoa. Lóng ngắn cũng là đặc trưng của bệnh. Ở giai đoạn sinh trưởng sau này, sự tấn công của bệnh được nhận diện với sự xuất hiện đặc trưng của các đốm đỏ ngả nâu dọc theo các đường gân. Khi số lượng nhện tăng lên, các triệu chứng này lan sang phần còn lại của phiến lá mỏng, sau đó các mô úa vàng và hoại tử. Điều này dẫn đến tỷ lệ quang hợp thấp hơn, từ đó dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình chín của quả, hàm lượng đường thấp hơn và giảm sản lượng thu hoạch. Phá hoại sớm có thể đặc biệt có hại, ngay cả khi dân số nhện vẫn còn thấp.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Một số loài nhện đối kháng có thể được sử dụng để kiểm soát quần thể nhện Eotetranychus Carpini, đặc biệt là loài nhện săn mồi tự nhiên Kampimodromus aberrans. Tuy nhiên, loài nhện săn mồi này cũng bị giết bởi các phương pháp điều trị hóa học tương tự được sử dụng để kiểm soát loài gây hại này. Một số loài rệp cướp nhỏ hoặc rệp hoa (Anthocoridae) ăn nhện vàng hại nho và có thể là một cách để kiểm soát nhiễm bệnh

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Có thể phun thuốc diệt ve hai lần để tiêu diệt loài vật gây hại này, lần đầu tiên là lúc bứt nụ và sau đó là khi chồi dài 10 cm. Thuốc diệt ve chính là acrinathrin, clofentezine, cyhexatin, dicofol, fenazaquin, fenbutatin-oxide, hexythiazox, pyridaben và tebufenpyrad. Những sản phẩm này cũng sẽ ảnh hưởng đến các loài săn mồi tự nhiên, giống nhện Kampimodromus aberrans. Một số loại thuốc trừ sâu cũng có ảnh hưởng đến nhện. Quần thể mùa hè có thể được kiểm soát bằng 2 lần điều trị cách nhau khoảng 12 ngày.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng được gây ra bởi loài nhện vàng hại nho có tên khoa học là Eotetranychus Carpini, lây nhiễm cho các loại cây trồng quan trọng như cây nho hoặc cây đào. Con cái có thân hình thuôn dài, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến vàng chanh. Chúng trú qua đông thành nhóm dưới vỏ cành cây. Khi những nụ đầu tiên xuất hiện, chúng xuất hiện và ăn trong khoảng mười ngày trên những chiếc lá non. Sau đó bắt đầu đẻ trứng hình cầu, trong mờ với một dải mịn ở mặt dưới của lá. Nhộng được tìm thấy thành các bầy lớn ở đó, được bảo vệ bởi một lớp tơ mỏng. Chúng ăn dọc theo gân lá hút nhựa cây do lá tạo ra. Tuổi thọ của con cái (12 đến 30 ngày) và số lượng thế hệ (5 đến 6) phụ thuộc vào nhiệt độ và tình trạng tán lá. Nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng của chúng được cho là khoảng 23°C.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Giám sát vườn nho để phát hiện dấu hiệu của bệnh này, trong thời gian ra nụ/hình thành nụ và vào mùa hè.
  • Kiểm soát sử dụng thuốc trừ sâu để không làm ảnh hưởng đến côn trùng thù địch với nhện vàng hại nho.

Tải xuống Plantix