Pseudomonas syringae pv. tabaci
Vi khuẩn
Các triệu chứng bệnh có thể phát triển nhanh chóng. Các đốm bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá nhưng cũng có thể phát triển trên thân, hoa và quả nang của cây thuốc lá. Các đốm bệnh thường được bao quanh bởi một quầng màu vàng. Thoạt đầu, các đốm bệnh xuất hiện như những điểm tròn nhỏ màu xanh nhợt, sau đó chuyển sang màu nâu ở phần trung tâm do mô tại đó chết đi. Các đốm này có thể hợp lại, nhập vào với nhau. Ở một số trường hợp, các phần lá bị tổn thương khô rụng đi, chỉ để gân lá. Bệnh đốm cháy lá này có thể ảnh hưởng đến cây trồng ở bất cứ giai đoạn tăng trưởng nào, kể cả giai đoạn cây giống tại vườn ươm.
Các lựa chọn khác để kiểm soát Bệnh đốm cháy lá giới hạn trong phạm vi các biện pháp phòng ngừa và các thông lệ thực hành tốt trên đồng ruộng.
Có thể kiểm soát mầm bệnh bằng cách sử dụng các loại hóa chất có gốc kim loại đồng, ví dụ như hỗn hợp Bordeaux, trong các giai đoạn phát triển ban đầu của cây trồng. Tại những khu vực cho phép sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, thuốc streptomycin có thể được xem là một giải pháp thay thế. Tuy nhiên, hiệu quả của streptomycin có thể giảm đi vì vi khuẩn có thể nhanh chóng phát triển khả năng kháng thuốc. Khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu hay bất cứ hóa chất nào, điều quan trọng là cần phải mặc quần áo bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Do mỗi quốc gia có các quy định sử dụng thuốc khác nhau, vì thế bạn nên tuân thủ các nguyên tắc hướng dẫn cụ thể tại địa phương của mình. Điều đó đảm bảo sự an toàn và gia tăng khả năng sử dụng thuốc một hiệu quả.
Vi khuẩn gây bệnh này phát triển mạnh trong các điều kiện nóng ẩm, thường lây lan nhanh sau các trận mưa lớn. Gió đóng vai trò quan trọng trong quá trình lây lan của bệnh này. Tương tự, tưới cây bằng vòi phun cũng có thể góp phần giúp bệnh lây lan. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cây thuốc lá thông qua các lỗ hở tự nhiên hoặc qua các vết đục cắn của côn trùng. Khi đã xâm nhập, vi khuẩn phát triển và lan tràn trong cơ thể cây. Khi cây nhiễm bệnh bắt đầu mục rữa và chết đi, vi khuẩn quay trở lại môi trường bên ngoài, xâm nhập vào cây khác khi có điều kiện hoặc sinh tồn trong đất đến hai năm. Vi khuẩn cũng có thể di chuyển đến các khu vực khác thông qua tàn dư cây nhiễm bệnh bị thải đi, qua đất trồng hay qua các công cụ trồng trọt.