Mía

Bệnh thân chồi đâm ngọn ở Mía

Xanthomonas albilineans

Vi khuẩn

Tóm lại

  • Những vệt chảy dài như vệt viết chì xuất hiện trên lá.
  • Phiến lá bị bạc từng phần hay hoàn toàn.
  • Lá teo quắt và héo rũ.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Mía

Triệu chứng

Các triệu chứng bệnh bao gồm 2 dạng chính (mãn tính và ác tính) và 2 giai đoạn (tiềm ẩn và lu mờ). Dạng mãn tính có biểu hiện là những đường chỉ trên phiến lá chạy song song với gân. Chúng có thể rộng đến 1cm. Dạng ác tính có biểu hiện là thân mía trưởng thành đột nhiên bị héo rũ. Thường là không có triệu chứng ở bên trong. Bệnh có thể tiềm ẩn, đôi khi không thể hiện rõ và cây bị nhiễm nặng ngay khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sự hình thành những vệt những nét bút chì màu trắng có viền vàng chạy dọc theo gân lá, phát triển dần dẫn đến tình trạng mô lá bị hoại tử. Bệnh cũng có thể khiến chồi cây còi cọc và khô héo. Lá bị nhiễm bệnh thường có màu xanh lơ đục xỉn trước khi chuyển sang nâu dày. Nếu cây bị nhiễm bệnh chịu áp lực về điều kiện môi trường, chồi non của chúng có thể chết. Trên những thân mía trưởng thành, lá mọc thẳng bị hoại tử từ trên ngọn và những chồi bên phát triển khá mạnh. Các chồi bên thường có vết tróc hay vệt chì trắng.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Có thể xử lý hom giống bằng nước nóng trong thời gian dài để giết mầm bệnh. Ngâm thân mía được chọn làm hom giống hoặc các hom giống đã được chặt trong dòng nước chảy, sau đó xử lý trong 3 giờ ở nhiệt độ 50°C để làm sạch nguyên liệu trồng đã bị nhiễm bệnh.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Cho đến nay, chưa có biện pháp kiểm soát hóa học nào được hình thành để đối phó với loài vi khuẩn này. Nhưng có thể ngâm hom giống trong dung dịch chứa 5g Carbendazim hòa 10 lít nước suốt 15 phút để giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh ở một mức nhất định.

Nguyên nhân gây bệnh

Các thiệt hại nêu trên xuất phát từ vi khuẩn Xanthomonas albilineans. Mầm bệnh sinh tồn trong gốc rạ của cây mía nhưng không thể hiện dấu hiệu sinh tồn sống trong một thời gian dài trong đất hay rác mía chưa bị phân hủy. Bệnh chủ yếu lây lan qua các hom giống bị nhiễm bệnh. Quá trình vận chuyển cơ học khi thu hoạch và các dụng cụ chặt mía để tạo hom giống là phương tiện lây nhiễm bệnh quan trọng nhất. Mầm bệnh này cũng có thể tồn tại trong cỏ, kể cả cỏ voi, và có thể chuyển từ cỏ này sang cây mía. Các điều kiện môi trường như hạn hán, nước tù đọng và nhiệt độ thấp có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chỉ sử dụng những nguyên liệu trồng không nhiễm bệnh.
  • Kiểm soát việc phân phối và trao đổi các nguyên liệu trồng, đặt biệt khi chặt khúc.
  • Loại bỏ những giống mía mẫn cảm với bệnh trong quá trình chọn lựa mía.
  • Loại bỏ những cây là vật chủ thay thế của bệnh.

Tải xuống Plantix