Sugarcane grassy shoot phytoplasma
Vi khuẩn
Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở giai đoạn cây chưa trưởng thành độ 3 - 4 tháng tuổi. Lá non chuyển sang màu nhợt nhạt, trông mỏng và hẹp đi. Khi bệnh tiến triển, tất cả các chồi non phát triển đều chuyển sang màu trắng hoặc vàng, khiến cây nhiễm bệnh trông có vẻ xơ xác như cỏ. Các bụi mía bị nhiễm bệnh phát triển còi cọc với sự gia tăng sớm các chồi phụ. Quá trình nhiễm bệnh thứ cấp ở các thân mía đã phát triển đầy đủ thể hiện qua tình trạng hóa vàng và phát triển các chồi bên. Nhìn chung, những cây bị nhiễm bệnh mọc lên từ các khóm nhiễm bệnh không tạo ra được các thân mía đủ chất lượng để được đưa vào nhà máy; và tạo một số khóm không thể nẩy chồi sau khi thu hoạch, gây ra các khoảng trống trong những cánh đồng mía đang mọc chồi. Nếu thân mía được hình thành từ những cây bị nhiễm bệnh, chúng cũng phát triển gầy guộc với các lóng ngắn hơn bình thường, và có các rễ khí sinh tại các đốt sát gốc thân. Chồi trên những thân mía như thế thường bạc như giấy và phát triển dài ra một cách bất thường.
Không thể trực tiếp xử lý bệnh hại này. Tuy nhiên, có thể khống chế số lượng quần thể các loài rầy và rệp là côn trùng truyền bệnh chính của bệnh hại này. Trong trường hợp nhiễm bệnh nhẹ, hãy sử dụng (các) dung dịch xà phòng diệt côn trùng loại nhẹ có chứa các loại dầu thực vật.
Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Khộng có biện pháp xử lý hóa chất nào để trực tiếp đối phó bệnh hại này một cách hiệu quả, nhưng các loại thuốc trừ sâu có thể được sử dụng nếu như số lượng của các loài rệp hay rầy lá đạt đến ngưỡng cần phải đối phó. Có thể phun các sản phẩm như imethoate (1 ml/lít nước) hay Methyl-demeton (2 ml/lít nước) (xử lý các loài rệp) hai lần, mỗi lần cách nhau một tháng.
Bệnh này phát sinh từ một sinh thể giống như vi khuẩn được gọi là dịch khuẩn bào (phytoplasma). Quá trình lan truyền dịch khuẩn bào diễn ra thông qua các nguyên liệu gieo trồng (hom giống) đã bị nhiễm bệnh. Quá trình lây nhiễm thứ phát diễn ra thông qua các loài côn trùng ăn xơ li-be ở mía, đặc biệt là các loài rầy lá, rệp cũng như cây dây tơ hồng, một loài ký sinh nhờ rễ. Chúng có thể được lan truyền thông qua các công cụ cơ khí như dao dùng để đốn mía. Cao lương và ngô là những cây ký chủ thay thế của bệnh này. Các triệu chứng của bệnh này có nhiều đặc điểm tương tự với các triệu chứng của tình trạng thiếu hụt sắt nhưng xuất hiện tại những khu vực riêng biệt và ngẫu nhiên trên cánh đồng mía.