Lựu

Bệnh bạc lá do vi khuẩn hại Lựu

Xanthomonas axonopodis pv. punicae

Vi khuẩn

5 mins to read

Tóm lại

  • Cây lựu mẫn cảm với loại bệnh này ở mọi giai đoạn tăng trưởng.
  • Bệnh ảnh hưởng đến lá, cành và quả với triệu chứng là các đốm tròn màu vàng và nhũn nước.
  • Cây nhiễm bệnh thường rụng lá sớm.
  • Quả nhiễm bệnh xuất hiện các vết nứt, khiến giá trị thương phẩm bị sụt giảm.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lựu

Triệu chứng

Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên sau 2-3 ngày bị nhiễm bệnh. Các đốm tròn màu vàng, nhũn nước, xuất hiện trên các bộ phận của cây. Cây rụng lá sớm xảy ra trong các trường hợp nhiễm bệnh nặng. Về sau, các đốm tròn chuyển thành các vết tổn thương không đồng đều. Phần trung tâm của các đốm ấy hoại tử dần và chuyển sang màu nâu sẫm. Tác nhân gây bệnh này cũng gây ra hiện tượng tróc vỏ và nứt nẻ ở thân và cành nhánh. Khi bệnh tiến triển, các mô hoại tử xuất hiện trên lá và cành nhánh. Bệnh khiến toàn bộ quả trên cây bị nứt, sẫm màu rồi rồi khô dần.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Sử dụng các tác nhân kiểm soát sinh học như các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, Pseudomonas fluorescence và Trichoderma harzianum. Ngâm lá sầu đâu trong nước tiểu bò và phun để kiểm soát các loài sâu bệnh và mầm bệnh trên cây. Có thể sử dụng chiết xuất lá húng quế 40% sau đó là dầu hạt sầu đâu. Ngoài ra, có thể sử dụng chiết xuất củ tỏi, thân cây Meswak (họ Thứ mạt) và lá hoắc hương với nồng độ 30% ở mỗi loại.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Cho đến thời điểm này vẫn chưa tìm ra biện pháp xử lý hóa học nào đối phó hiệu quả với bệnh này. Nhiều biện pháp khống chế bệnh có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh, hóa chất và các phương pháp canh tác khác đã được xem xét, nhưng phương pháp xử lị hóa học đạt hiệu quả kém nhất. Có thể sử dụng các loại hóa chất như hỗn hợp Bordeaux, Captan, đồng hydroxit, bromopol và chất kháng sinh streptocycline một cách riêng lẻ hoặc dưới dạng kết hợp để đối phó bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Các thiệt hại nêu trên phát sinh từ một loài vi khuẩn tồn tại trong không khí, có tên khoa học là Xanthomonas axonopodis pv. Punicae. Mầm bệnh này tấn công rất nhiều giống cây trồng khác nhau, bất kể ở giai đoạn tăng trưởng nào. Vi khuẩn xâm nhập vào cây thông qua các lỗ mở tự nhiên và các vết thương. Chúng sống qua mùa đông trong lá, thân và quả bị nhiễm bệnh. Nước mưa hắt, côn trùng và các công cụ cắt tỉa bị ô nhiễm giúp chúng phát tán bệnh ở phạm vi cục bộ. Nhiệt độ ban ngày cao và độ ẩm thấp tạo điều kiện cho mầm bệnh này lây lan. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của vi khuẩn này là 30°C. Nước mưa hắt, nước phun, nước tưới, dụng cụ cắt tỉa, con người và côn trùng truyền bệnh là những nguyên nhân gây ra sự lây lan thứ cấp của vi khuẩn.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các cây giống sạch.
  • Nên trồng cây trong thời gian thích hợp và với khoảng cách thích hợp.
  • Vệ sinh đồng ruộng kỹ lưỡng.
  • Tiêu hủy các cây ký chủ thay thế trong vườn.
  • Bón phân xanh và các loại phân hóa học theo đề xuất trong kết quả kiểm nghiệm đất.
  • Thu thập và tiêu hủy các tàn dư cây trồng.
  • Thường xuyên cắt tỉa và đốt sạch các cành nhánh và quả bị nhiễm bệnh.
  • Tưới nước cho cây ở các giai đoạn quan trọng (ví dụ như giai đoạn ra hoa) của cây trồng.
  • Không được để cây bị úng nước.

Tải xuống Plantix