Cà tím

Bệnh chổi rồng ở Cà tím

Phytoplasma

Vi khuẩn

Tóm lại

  • Lá thu nhỏ.
  • Lá chuyển sang màu vàng.
  • Ức chế quá trình tạo quả.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Cà tím

Triệu chứng

Những cây bị nhiễm bệnh có các triệu chứng đặc trưng là có lá nhỏ, mềm, mỏng, biến dạng và chuyển sang màu vàng nhạt. Những cây thuộc các giống có gai và lông bị nhiễm bệnh sẽ trở nên nhẵn nhụi, không còn gai và lông nữa. Nhìn chung, cây bị nhiễm bệnh phát triển còi cọc, các lóng thân và cuống lá trở nên ngắn hơn bình thường, mọc thêm rất nhiều rễ và nhánh bên hơn so với những cây khỏe mạnh, khiến chúng có vẻ bề ngoài rậm rạp giống như cây chổi, vì thế bệnh còn có tên là Chổi rồng. Những bộ phận của hoa bị biến dạng và hầu như không có khả năng tạo quả (hiện tượng hoa biến thành lá). Các quả đang phát triển trở nên cứng, dai và không thể chín được. Khi bệnh tiến triển, những lá mới mọc chỉ đạt được 1/3 - 1/4 kích cỡ của lá bình thường.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Các loài côn trùng có ích như bọ cánh ren, bọ xít ăn sâu, rệp cướp nhỏ... là những loài ăn thịt thường săn bắt trứng và ấu trùng của các loài rệp.

Kiểm soát hóa học

Trong mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như thiamethoxam, acetamiprid, thiocyclam và malathion để khống chế các loài côn trùng là vật trung gian truyền bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên phát sinh từ một loài ký sinh giống vi khuẩn được gọi là dịch khuẩn bào (phytoplasma). Quá trình lan truyền mầm bệnh này từ cây này sang cây khác phần lớn thông qua côn trùng là vật trung gian truyền bệnh, chủ yếu là các loài rầy khác nhau, đặc biệt là loài rầy xám có tên khoa học là Hishimonas phycitis. Bệnh này có thể tấn công cây trồng ở mọi giai đoạn phát triển.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống kháng bệnh như Padagoda.
  • Không nên trồng các loài cây ký chủ thay thế của mầm bệnh này như ớt/tiêu.
  • Dành đủ khoảng trống giữa các cây, khoảng cách lý tưởng nhất là 90 x 75 cm.
  • Điều chỉnh thời gian gieo hạt để tránh mùa phát triển đỉnh điểm của côn trùng truyền bệnh.
  • Thường xuyên giám sát đồng ruộng để phát hiện dấu hiệu cây nhiễm rầy xám để đảm bảo cây không bị truyền bệnh.
  • Loại bỏ và tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh ngay lập tức.
  • Dọn sạch các loài cây ký chủ mẫn cảm với mầm bệnh này (các loài cỏ dại).
  • Sử dụng các loài cây trồng làm hàng rào quanh đồng ruộng để ngăn chận côn trùng lan truyền bệnh trực tiếp tấn công cây trồng.
  • Bảo vệ các loài thiên địch của rầy xám và các loài côn trùng có ích khác.

Tải xuống Plantix