Chuối

Bệnh héo rũ do vi khuẩn Xanthomonas ở Chuối

Xanthomonas campestris pv. musacearum

Vi khuẩn

Tóm lại

  • Dịch vi khuẩn bài tiết từ các bộ phận của cây.
  • Quả đổi màu từ bên trong và chín sớm.
  • Lá héo rũ và úa vàng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Chuối

Triệu chứng

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong vòng 3 tuần sau khi cây nhiễm bệnh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự lây lan của nó phụ thuộc nhiều vào giống cây, giai đoạn tăng trưởng và các điều kiện môi trường. Cây bị nhiễm bệnh có biểu hiện lá úa vàng và héo rũ nhanh, quả chín không đều và chín sớm. Tuy nhiên, triệu chứng đặc trưng nhất là dịch vàng do vi khuẩn tiết ra từ các bộ phận của cây. Cắt ngang một quả chuối bị nhiễm bệnh sẽ thấy sự đổi màu vàng cam của các bó mạch và các vết sẹo màu nâu sẫm của các mô quả. Các triệu chứng trên cụm hoa là bẹ hoa héo dần và các chồi hoa đực bị teo tóp.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến ngày nay, chưa xác định được bất cứ biện pháp xử lý sinh học nào có thể khống chế sự lây lan của loài vi khuẩn này. Xin vui lòng thông báo cho chúng tôi nếu các bạn biết được bất kỳ biện pháp nào đối phó với căn bệnh này một cách hữu hiệu.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Các chất kháng sinh thông thường đã được sử dụng để kiểm soát các bệnh ở cây do bởi vi khuẩn này gây ra nhưng hiếm khi đạt được hiệu quả về mặt tiết kiệm chi phí. Ở một số trường hợp, các loại thuốc diệt cỏ đã được khuyên dùng như một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn để tiêu diệt cây chuối bị nhiễm khuẩn và tránh sự lây lan của bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ loài vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas campestris pv. musacearum. Vi khuẩn này có sức sống đặc biệt dai dẵng và có thể gây thiệt hại đáng kể tại các đồn điền chuối. Chúng lây lan thông qua nguyên vật liệu cây trồng và các công cụ bị nhiễm khuẩn, các sinh vật truyền bệnh sống trong không khí tiếp xúc với hoa đực. Vi khuẩn cũng có thể nhiễm vào đất đến 4 tháng, hình thành nên nguồn lây truyền chính. Độ ẩm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của cây bị nhiễm bệnh, đất càng khô thì tỷ lệ sống sót càng thấp. Các sinh vật truyền bệnh sống trong không khí bao gồm các loài ong dú (Họ ong mật), ruồi giấm (Drosophilidae) và ruồi cỏ (Chloropidae). Chúng truyền bệnh từ cây chuối này sang cây chuối khác sau khi hút mật hoa từ hoa đực của cây nhiễm bệnh.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Xem xét các quy định kiểm dịch khi nhập các nguyên vật liệu cây trồng.
  • Chọn các giống có sức đề kháng bệnh, nếu có sẵn tại địa phương.
  • Theo dõi vườn và đồn điền trồng chuối thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
  • Nhanh chóng loại bỏ và tiêu diệt các cây và cành lá bị nhiễm bệnh trong vườn.
  • Đảm bảo sử dụng công cụ làm vườn sạch và được khử trùng.
  • Loại bỏ hoa đực để ngăn ngừa sinh vật truyền bệnh.
  • Tránh vận chuyển bất kỳ nguyên vật liệu cây trồng nào bị nhiễm bệnh từ đồn điền này sang đồn điền khác.

Tải xuống Plantix