Bông vải

Bệnh tàn lụi do vi khuẩn ở Bông vải

Xanthomonas citri subsp. malvacearum

Vi khuẩn

Tóm lại

  • Các đốm tròn bủng nước như sáp, màu đỏ ngả nâu, xuất hiện trên lá, thân và quả.
  • Các đốm chuyển sang màu nâu, Các vết thối mục màu đen xuất hiện trên thân và cành nhánh.
  • Cây rụng lá sớm.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Bông vải

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh tàn úa do vi khuẩn bắt đầu với các đốm bủng nước như sáp, có viền màu đỏ ngả nâu, xuất hiện trên lá, thân và quả. Hình dạng góc cạnh được hình thành do các tổn thương bị giới hạn bởi gân lá bông vải. Ở một số trường hợp, các đốm trên phiến lá có thể lan dọc theo các gân lá chính. Khi bệnh tiến triển, các tổn thương ấy chuyển dần thành các khu vực mô chết màu nâu. Quá trình nhiễm khuẩn trên thân cây dẫn đến các vết thối rữa màu đen phát triển quanh các mô mạch và bóc tróc vỏ thân, khiến các phần bên trên vết thối rữa chết đi và cây bạc màu sớm. Một lớp vảy như sáp màu trắng chứa vi khuẩn có thể được hình thành trên các đốm ở lá già hay trên các vết thối rữa ở thân cây. Quả có thể bị nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng thối quả, thối hạt và úa màu xơ vải. Lúc đầu, các quả bị nhiễm có các vết tổn thương, có dạng tròn thay vì góc cạnh, trông như bị sũng nước. Khi quá trình nhiễm khuẩn tiến triển, các vết tổn thương ấy sẽ ăn lõm vào quả và chuyển sang màu nâu sẫm hay đen.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Sử dụng các sản phẩm có nguồn từ bột tan có chứa các loài vi khuẩn Pseudomonas fluorescens và Bacillus subtilis là biện pháp hiệu quả để phòng chống vi khuẩn X. malvacearum. Sử dụng chiết xuất của cây Azadirachta indica (chiết xuất sầu đâu) cũng có kết quả tốt. Các chất điều tiết sinh trưởng thực vật có khả năng ngăn chận tình trạng cây phát triển sum suê cũng góp phần giúp cây tránh nhiễm bệnh tàn rụi do vi khuẩn này.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Xử lý hạt bằng các chất kháng sinh được cho phép sử dụng và phun cupravit (0.2%) lên lá là những biện pháp phòng chống loài vi khuẩn X. malvacearum rất hiệu quả. Làm sạch hạt giống bằng biện pháp xử lý a-xit, tiếp theo là phun đồng oxychloride lên hạt cũng cho kết quả tốt. Các loại bẫy và mồi nhử hóc-môn sinh dục có thể được sử dụng và thay đổi cứ sau 21 ngày một lần.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tàn rụi bông vải này xuất phát từ một loài vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas citri subsp. malvacearum. Loài vi khuẩn này sinh tồn trong tàn dư cây trồng hay hạt bị nhiễm khuẩn. Đây là một trong những bệnh có sức phá hoại lớn nhất đối với cây bông vải. Mưa nhiều, độ ẩm cao, kết hợp với nhiệt độ ấm, là các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh này. Vi khuẩn xâm nhập vào các mô lá thông qua các lỗ thở tự nhiên trên lá (khí khổng) hay qua các vết thương tổn cơ học. Điều đó lý giải vì sao bệnh này gây thiệt hại nghiêm trọng nhất sau các cơn bão kéo theo mưa to hoặc mưa đá. Do tình trạng lây nhiễm có thể xuất phát từ hạt, quá trình tước xơ bông vải thông qua biện pháp xử lý bằng a-xit là biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tối đa khả năng lan truyền bệnh tàn rụi do vi khuẩn thông qua các hạt giống bị nhiễm bệnh. Các cây con phát triển từ các cây mọc tự nhiên có thể là nguồn lây nhiễm chủ yếu đối với bệnh tàn rụi bông vải do vi khuẩn này.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Trồng cây từ các hạt giống chất lượng cao và không nhiễm bệnh, hoặc từ các hạt giống thu được sau quá trình tách xơ bằng a-xit.
  • Sử dụng các giống kháng tàn rụi là phương pháp hiệu quả hơn để tránh loại bệnh này.
  • Giám sát kỹ các cánh đồng, xác định các cây bị nhiễm và loại bỏ chúng cũng như một số cây quanh chúng.
  • Giữ cho vòm lá càng thoáng càng tốt để giảm thiểu độ ẩm và cải thiện tình trạng khô ráo cho tán lá.
  • Đừng canh tác hay di chuyển trang thiết bị băng qua cánh đồng khi tán cây còn ướt.
  • Không nên sử dụng các hệ thống tưới phun từ trên cao.
  • Thu hoạch các cánh đồng bị nhiễm bệnh càng sớm càng tốt để tránh tổn thất gia tăng.
  • Loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh khỏi cánh đồng càng sớm càng tốt và đốt bỏ chúng.
  • Chôn các phần còn lại của cây bị nhiễm bệnh thật sâu trong lòng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy.
  • Lên kế hoạch luân canh với các loài cây không mẫn cảm với bệnh này.

Tải xuống Plantix