Sắn/Khoai mì

Bệnh bạc lá do vi khuẩn hại Sắn

Xanthomonas axonopodis pv. manihotis

Vi khuẩn

Tóm lại

  • Các đốm hoại tử có góc cạnh xuất hiện trên lá, thường có quầng màu anh nhợt bao quanh.
  • Các vết bệnh có thể lớn dần, kết hợp lại và gỉ ra chất nhờn.
  • Thoạt đầu, chất nhờn có màu vàng ánh kim, về sau hình thành nên các lớp cặn có màu hổ phách.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng
Sắn/Khoai mì

Sắn/Khoai mì

Triệu chứng

Các triệu chứng bao gồm bạc lá, héo úa, chết ngọn và hoại tử các mô mạch. Trên lá xuất hiện các đốm hoại tử có góc cạnh, bị giới hạn bởi các gân mạch nhỏ, và phân bố không đồng đều trên lớp đáy lá. Các đốm ấy thường được bao quanh bởi một quầng xanh nhợt, trở thành các vết bệnh ẩm ướt, màu nâu, rất dễ phân biệt, thường bị giới hạn đến phần cuối của cây cho đến khi chúng lớn dần, kết hợp lại với nhau và thường giết chết toàn bộ lá cây bằng cách đó. Các chỗ tụ chất nhờn gỉ ra dọc theo các vết tổn thương và lá, vượt qua các gân mạch. Quá trình này bắt đầu từ việc gỉ ra một chất dịch nhựa màu vàng ánh kim, sau đó cứng dần tạo thành lớp cặn màu hổ phách. Các thân non và cuống lá có thể nứt sau quá trình nhiễm bệnh, cũng ứa ra dịch nhờn.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Nhúng hạt giống bị nhiễm bệnh vào nước nóng 60°C suốt 20 phút, sau đó phơi khô trong các lớp túi nông qua đêm ở nhiệt độ 30°C hay ở nhiệt độ 50°C suốt 4 giờ, để giảm đáng kể số lượng vi khuẩn. Các hạt giống cũng có thể được ngâm trong nước và làm nóng trong lò vi sóng cho đến khi nhiệt độ nước đạt mức 73°C rồi trút nước ra ngay.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét sử dụng một phương thức dung hợp với các biện pháp phòng ngừa kết hợp với các cách thức xử lý sinh học, nếu có thể áp dụng được. Cho đến thời điểm này, không có biện pháp kiểm soát hóa học trực tiếp nào để đối phó với bệnh bạc lá do vi khuẩn này. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn biết có bất cứ biện pháp kiểm soát hóa học nào. Xin vui lòng thông báo sự xuất hiện của mầm bệnh cho các cơ qua có chức năng kiểm dịch tại địa phương.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên do một chủng vi khuẩn Xanthomonas axonopodis gây ra và tác động đến cây sắn (chủng Manihotis), Trong vụ mua (hay ruộng vườn), vi khuẩn phân tán theo gió và nước mưa hắt. Các công cụ canh tác bị nhiễm khuẩn, sự di chuyển của người và động vật qua lại các khu trồng trọt, cũng là một yếu tố quan trọng đối với quá trình lây lan, đặc biệt là trong lúc có mưa và sau khi mưa. Tuy nhiên, vấn đề chính đối với mầm bệnh này là sự phát tán qua những khoảng cách xa của mầm bệnh trong vật liệu trồng trọt, hom giống và hạt giống không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, đặc biệt là tại châu Phi và châu Á. Quá trình nhiễm bệnh và phát triển bệnh cần có điều kiện là độ ẩm tương đối 90-100% suốt 12 giờ trong các mức nhiệt độ tối ưu là 22-30 °C. Vi khuẩn tiếp tục tồn tại suốt nhiều tháng trong thân cây và dịch nhờn, phục hồi hoạt động trong những thời kỳ ẩm ướt. Ngoài sắn, cây ký chủ duy nhất đáng chú ý khác của vi khuẩn này là loài cây cảnh mang tên là cây trạng nguyên, hay Euphorbia pulcherrima (poinsettia).


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng hạt giống từ các nguồn được chứng nhận và chọn trồng các giống có sức đề kháng tại khu vực của bạn, nếu có.
  • Đừng trồng gần với, hay dưới hướng gió của khu đất trồng bị nhiễm bệnh.
  • Cắt bỏ các cây bị nhiễm bệnh khi chỉ có một số ít cây có triệu chứng nhiễm bệnh.
  • Các công cụ canh tác cần được khử trùng thường xuyên bằng thuốc diệt khuẩn.
  • Thực hành luân canh cây trồng và để hoang đất trồng ít nhất là suốt một mùa mưa.
  • Tất cả các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh và cỏ dại là nơi mầm bệnh có thể sinh tồn phải được thu dọn, đốt sạch hay chôn kỹ.
  • Trồng sắn cho đến cuối mùa mưa để trì hoãn sự phát triển của bệnh trong thời kỳ sinh trưởng.
  • Sắn trồng xen canh với ngô hay dưa có thể hữu ích.
  • Gia tăng hàm lượng kali trong đất bằng cách bón phân để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tải xuống Plantix