Phytoplasma asteris
Vi khuẩn
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh này thay đổi đôi chút tùy thuộc vào chủng dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây hại cho cây, loài cây trồng, độ tuổi của cây trong thời gian nhiễm bệnh và các yếu tố môi trường như nhiệt độ và độ ẩm. Các triệu chứng ấy có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng thiệt hại do thuốc trừ sâu và thường bắt đầu từ hiện tượng gân lá bị tiêu sạch. Về sau, toàn bộ phần còn lại của phiến lá chuyển sang màu vàng cho đến khi tình trạng tiêu biến gân lan trọn mặt lá. Ở một số cây trồng, tán lá có thể chuyển sang màu đỏ. Các triệu chứng khác bao gồm tình trạng hoa biến dạng và chuyển sang màu xanh lá, các cánh hoa biến dạng dần trông giống như lá và hình thành hoa không có khả năng sinh sản. Nhìn chung, cây có bộ rễ thoái hóa và phát triển còi cọc.
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học chứa các loài nấm ký sinh như Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana, Paecilomyces fumosoroseus và Verticillium lecanii để khống chế tình trạng nhiễm bệnh khẩn cấp. Sử dụng các loài côn trùng ký sinh như loài ong Anagrus atomus như là một biện pháp kiểm soát sinh học đối với các loài rầy hại. Các loài côn trùng có ích như bọ rùa và bọ cánh gân cũng là những loài chuyên săn và ăn thịt trứng cũng như ấu trùng của rầy hại. Các loại xà phòng diệt côn trùng cũng có hiệu quả đối phó rầy hại.
Luôn cân nhắc khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Thực tế cho thấy các sản phẩm thuốc có gốc lambda-cyhalothrin, dimethoate và indoxacarb có hiệu quả cao trong công tác đối phó với các loài rầy lá và có thể hạn chế sự lây lan của bệnh hại này trên đồng ruộng.
Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ một loài dịch khuẩn bào chuyên ký sinh ở các mô mạch của cây có tên khoa học là phytoplasma asteris. Quá trình lan truyền mầm bệnh từ cây này sang cây khác phần lớn thông qua các loài côn trùng mang mầm bệnh, chủ yếu là các loài rầy lá. Các điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển và kiếm ăn của các loài côn trùng ấy cũng gia tăng khả năng lan truyền của loài dịch khuẩn bào này. Ví dụ, gió mưa hay nhiệt độ dưới 15°C có thể tạm thời trì hoãn tiến trình di trú của côn trùng mang mầm bệnh, từ đó trì hoãn thời gian nhiễm bệnh ở cây. Các điều kiện thời tiết trong vùng cũng ảnh hưởng rất lớn đối với cung cách kiếm ăn của rầy. Nếu thời tiết nóng, cây thường không giàu chất dinh dưỡng và kém hấp dẫn hơn đối với các loài rầy hại. Những mùa có mưa nhiều sẽ cho phép cây phát triển tươi tốt hơn và thu hút rầy hại nhiều hơn. Sau đó, rầy kiếm ăn trên cây suốt mùa hè cho đến khi trở lại khu vực sinh tồn qua mùa đông của chúng vào mùa thu.