Ngô/Bắp

Bệnh thối thân ở ngô

Dickeya zeae

Vi khuẩn

5 mins to read

Tóm lại

  • Hiện tượng biến màu xuất hiện ở lá và lớp lá bao thân (lá vỏ), sau đó xuất hiện ở thân.
  • Xuất hiện mùi hôi và ngọn cây trở nên dễ dàng bị tách rời khỏi phần còn lại của cây.
  • Phần trong thân cây bị đổi màu và thối rữa.

Cũng có thể được tìm thấy ở


Ngô/Bắp

Triệu chứng

Bệnh thối thân do vi khuẩn ở ngô có biểu hiện đặc trưng là sự đổi màu ở lá, bẹ lá và các đốt trên thân. Bệnh sau đó phát triển nhanh chóng dọc theo thân cây và lan sang các lá khác. Khi các mô phân hủy, mùi hôi có thể được phát hiện và phần ngọn của cây có thể dễ dàng bị loại bỏ khỏi phần còn lại của cây. Thân cây thối rữa hoàn toàn và, trong một số trường hợp, ngọn cây bị ngã đổ. Nếu cắt dọc thân cây, chúng ta có thể thấy sự đổi màu và thối mềm bên trong thân cây, tập trung phần lớn ở các mắt đốt. Do vi khuẩn thường không lây lan từ cây này sang cây khác, những cây bị mắc bệnh thường được tìm thấy rải rác trên cánh đồng. Tuy nhiên, đã có một số báo cáo về sự lây lan bệnh từ cây sang cây khác thông qua một số côn trùng mang mầm bệnh. Bệnh được quan sát thấy ở ngô khi mưa lớn liên tục, kéo theo thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ cao.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Hiện tại không có biện pháp xử lý sinh học nào để đối phó vi khuẩn E. chrysanthemi. Xin vui lòng thông báo cho chúng tôi nếu các bạn biết bất kỳ biện pháp nào có thể đối phó hiệu quả với căn bệnh này.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Nên khử trùng nước tưới hoặc bón đất bằng bột tẩy trắng (33% chlorin với liều lượng là 10 kg/ ha) ở giai đoạn trước khi cây ra hoa. Các sản phẩm có chứa đồng oxychloride cũng có thể được áp dụng để đối phó với bệnh một cách hiệu quả. Cuối cùng, bón bổ sung phân kali clorua (MOP) với liều lượng 80 kg/ha chia thành hai lần có thể góp phần giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra. Vi khuẩn này sống qua mùa đông trong các tàn tích của thân cây trên bề mặt đất, nhưng không thể tồn tại lâu hơn một năm trong điều kiện đó. Không có bằng chứng cho thấy vi khuẩn được truyền qua hạt giống. Bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 32-35 °C và độ ẩm tương đối cao. Lượng mưa thường xuyên và chế độ tưới nưới từ trên cao bằng vòi phun gây ra tình trạng ẩm ướt kéo dài và tích tụ nước trong khu vực vòng lá. Khi phần nước đọng ấy nóng lên, nó có thể làm hại các mô thực vật, tạo ra các vết thương tổn tạo điều kiện cho vi khuẩn nhiễm vào thân cây. Cây trải qua điều kiện nhiệt độ cao hoặc lũ lụt có thể phát triển các triệu chứng đầu tiên của bệnh quanh gốc cây. Nước tưới được cho là nguồn nuôi bệnh chủ yếu. Mặc dù bệnh có thể lây lan dọc theo thân cây để lây lan sang các mắt đốt, vi khuẩn thường không lây từ cây sang cây khác trừ phi được côn trùng lan truyền.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Lắp đặt hệ thống thoát nước hiệu quả để tránh ngập úng.
  • Trồng các giống cây có sức đề kháng bệnh, nếu có tại địa phương.
  • Thường xuyên giám sát cánh đồng để phát hiện các triệu chứng của bệnh.
  • Tránh bón thừa nitơ và luôn chia ra làm nhiều đợt để bón.
  • Điều chỉnh chế độ bón phân có phốt pho và kali ở hàm lượng cao để giảm khả năng mắc bệnh ở cây.
  • Tránh tưới nước ở những thời điểm quá nóng trong ngày vì nước có thể tích tụ bên trong vòng lá.
  • Ở những vùng đặc hữu, nông dân nên kết hợp bón phân xanh cho đất trước khi gieo trồng ngô.
  • Kết hợp các tàn dư cây trồng trong đất sau khi thu hoạch để phá vỡ chu kỳ của bệnh.

Tải xuống Plantix