Lúa nước

Bệnh đốm sọc lá do vi khuẩn

Xanthomonas oryzae pv. oryzicola

Vi khuẩn

Tóm lại

  • Các vết tổn thương màu xanh lục đậm, dần chuyển thành màu nâu rồi màu xám vàng, chạy dọc theo phiến lá.
  • Toàn bộ lá có thể chuyển sang màu nâu.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu khi nhiễm bệnh, lá xuất hiện các vết sọc màu xanh đậm với các đốm sũng nước. Các vết tổn thương ấy dần gia tăng số lượng và chuyển sang màu cam vàng ngả nâu. Ở các vết tổn thương ấy có thể xuất hiện các giọt màu hỗ phách do vi khuẩn tiết ra kích thước nhỏ li ti như đầu kim. Về sau, các triệu chứng nhiễm bệnh đốm sọc lá do vi khuẩn trông giống như bệnh bạc lá lúa, nhưng những vết tổn thương do bệnh đốm sọc lá gây ra thẳng hơn và các mép của chúng không gợn sóng như các vết tổn thương trên lá bị nhiễm bệnh bạc lá.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Đáng tiếc là chúng tôi không biết bất cứ biện pháp nào khác để đối phó với loài vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzicola này. Xin liên hệ với chúng tôi nếu bạn biết được điều gì đó có thể hỗ trợ cho quá trình phòng chống bệnh này. Rất mong nhận được tin tốt từ các bạn.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Trong trường hợp nhiễm nặng, dùng các loại thuốc trừ nấm có gốc kim loại đồng để khống chế bệnh một cách hiệu quả. Các loại thuốc diệt nấm có chứa đồng không nên được sử dụng trong các giai đoạn đầu khi lúa nhiễm khuẩn, chỉ nên sử dụng từ giai đoạn lúa ra hoa (làm đòng).

Nguyên nhân gây bệnh

Loài vi khuẩn này lan truyền theo nước tưới và quá trình nhiễm khuẩn có mối liên quan mật thiết với mưa, độ ẩm cao và nhiệt độ cao. Bệnh không phát triển trong các điều kiện mát và khô. Vi khuẩn xâm nhập vào lá qua các lỗ thở (khí khổng) và các vết tổn thương trên lá rồi sinh sản bên trong. Tùy thuộc vào điều kiện ẩm ướt ban đêm, vi khuẩn tiết dịch ra bề mặt lá.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Trồng các giống có sức đề kháng cao là biện pháp chủ đạo phòng trừ bệnh.
  • Vệ sinh cánh đồng và loại bỏ các cây cỏ dại là ký chủ.
  • Cày sâu bên dưới gốc rạ, rơm, chồi lúa mọc lại và các cây mạ mọc hoang.
  • Đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng tối ưu cho đất, đặc biệt là phân đạm.
  • Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất định.
  • Cải thiện hệ thống thoát nước cho đồng lúa và ruộng mạ.
  • Ruộng lúa cần điều chỉnh mức nước thích hợp, nên để mức nước nông (5 – 10cm), nhất là sau khi lúa đẻ nhánh.
  • Làm khô cánh đồng trong thời gian bỏ hoang đất sau khi thu hoạch để giết vi khuẩn trong đất cũng như tàn dư cây trồng sót lại.
  • Thoát nước cho cánh đồng trong thời gian lũ lụt.

Tải xuống Plantix