Xanthomonas oryzae pv. oryzae
Vi khuẩn
Phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng có triệu chứng điển hình là thời kỳ lúa cấy trên ruộng từ sau khi lúa đẻ - trỗ - chín - sữa. Ở mạ, lúc đầu các lá nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng đến màu rơm, sau đó héo úa và chết đi. Ở lúa đã trưởng thành, giai đoạn xảy ra bệnh chủ yếu xảy ra từ khi lúa đẻ nhánh cho đến khi hình thành gié. Các dải màu xanh nhạt và sũng nước xuất hiện trước tiên trên lá. Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá hoặc chóp lá sau đó lan dần xuống phía dưới và phía bên trong phiến lá. Khi các dải này xuất hiện, chúng hình thành các thương tổn màu vàng lớn hơn với các mép không đồng đều. Lá úa vàng, héo đi rồi chết. Trên bề mặt lá và dọc theo ría vết bệnh , có thể quan sát thấy các giọt dịch vi khuẩn, khi mới xuất hiện màu trắng sữa do vi khuẩn rỉ và nhỏ ra từ các lá, khi giọt dịch khô có màu vàng đến vàng đậm, lâu ngày có thể chuyển nâu... Đặc tính này giúp chúng ta phân biệt bệnh này với các thiệt hại do một số sâu đục thân lúa gây ra. Bệnh bạc lá do vi khuẩn là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất đối với cây lúa.
Cho đến thời điểm này, chưa có sản phẩm sinh học nào được thương mại hóa để phục vụ cho quá trình khống chế bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn. Sử dụng các sản phẩm có gốc kim loại đồng có thể giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nêu trên nhưng không khống chế được bệnh.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Để phòng chống bệnh bạc lá do vi khuẩn, nên xử lý hạt giống bằng thuốc kháng sinh được phép sử dụng kết hợp với đồng oxychloride hay đồng sul-phat. Việc sử dụng thuốc kháng sinh bị hạn chế nghiêm ngặt tại một số quốc gia, vì thế xin vui lòng tìm hiểu các biện pháp và quy định hiện hành tại đất nước của bạn.
Các triệu chứng nêu trên do loài vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas oryzae pv. Oryzae gây ra. Loài vi khuẩn này có thể sống trên cỏ dại hay gốc rạ của các cây lúa đã nhiễm bệnh. Các mầm bệnh phát tán theo gió, mưa hắt hay nước tưới. Vì thế, diễn biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh này gia tăng trong thời tiết xấu (mưa gió thường xuyên), độ ẩm cao (trên 70%) và nhiệt độ ấm (25°C đến 34°C). Chế độ bón nhiều phân đạm hay cấy dày cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển, đặc biệt là đối với các giống lúa mẫn cảm với bệnh. Trong mùa vụ, bệnh xảy ra càng sớm, tổn thất thu hoạch càng lớn.Bệnh xuất hiện ở giai đoạn trỗ, hại lá đòng có thể gây lép hạt. Khi lúa bị nhiễm bệnh ở giai đoạn muộn, lúa đã chắc hạt, bông, năng suất có thể không bị ảnh hưởng nhưng phần lớn các hạt được thu hoạch sẽ vỡ nát. Bệnh xảy ra ở các môi trường nhiệt đới và ôn hòa, đặc biệt là những khu vực đất thấp có chế độ tưới phụ thuộc vào nước mưa.