Pseudomonas syringae
Vi khuẩn
Thoạt đầu, các đốm tròn nhỏ xuất hiện trên lá. Về sau, những đốm này phát triển thành các mảng ngậm nước lớn, có góc cạnh không đồng đều. Trong thời tiết ẩm ướt, dịch vi khuẩn rỉ ra từ những đốm này ở mặt dưới lá. Những giọt dịch ấy mất độ ẩm và tạo thành lớp vảy màu trắng trong thời tiết khô. Về sau, các vùng bị nhiễm bệnh bị hoại tử, chuyển sang màu xám và co lại, thường tách lìa khỏi các mô lá khỏe mạnh rồi vỡ vụn. Các tổn thương này thường có rìa màu vàng. Các lỗ lớn có hình dạng không đều khiến chiếc lá trông xơ xác. Đối với một số giống kháng bệnh, các tổn thương nhỏ hơn và không có rìa màu vàng. Quả bị nhiễm bệnh xuất hiện các đốm nhỏ hơi tròn, thường chỉ gây tổn thương bên ngoài. Khi các mô bị ảnh hưởng chết đi, chúng chuyển sang màu trắng và nứt toác ra, tạo điều kiện cho các loài nấm và vi khuẩn cơ hội xâm thực và gây thối rữa toàn bộ quả. Quả non nhiễm bệnh có rơi rụng ở diện rộng.
Hạt giống bị nhiễm bệnh có thể được xử lý bằng các dung dịch tỏi và nước nóng (50°C) trong vòng 30 phút. Trong nhà kính, có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh đốm góc lá bằng cách kiểm soát độ ẩm ban đêm (đến 80-90%) bằng máy hút ẩm. Chất kiểm soát sinh học Pentaphage có hiệu quả tiêu diệt nấm P. syringae. Thuốc diệt nấm hữu cơ có gốc kim loại đồng có thể làm chậm quá trình lây lan của bệnh.
Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Có thể sử dụng thuốc trừ sâu có chứa đồng hydroxit. Quá trình xử lý đạt hiệu quả cao nhất khi nhiệt độ trên 24°C và tán lá ẩm ướt. Phun thuốc vào ngày nóng khi tán lá khô có thể làm tổn thương cây. Nếu cần thiết, có thể phun hàng tuần để khống chế bệnh.
Các triệu chứng nêu trên do vi khuẩn Pseudomonas syringae gây ra. Loài vi khuẩn này có thể lây nhiễm và gây hại cho tất cả các loài cây trồng thuộc họ bầu bí. Chúng tồn tại trong hạt giống bị nhiễm bệnh hoặc trong tàn tích của cây trồng rong đất suốt hơn 2 năm. Trong điều kiện độ ẩm cao, một giọt dịch vi khuẩn nhớt dính có màu trong suốt ngả trắng được hình thành tại các vị trí bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn lan truyền từ cây này sang cây khác thông qua các hoạt động tiếp xúc bằng tay và các công cụ làm đồng, nhờ côn trùng, nước hắt hoặc gió. Cuối cùng, vi khuẩn xâm nhập vào cây thông qua các lỗ thở trên bề mặt lá (khí khổng). Khi quả bị nhiễm bệnh, vi khuẩn di chuyển sâu vào thịt quả và nhiễm vào hạt. Điều kỳ lạ là lá bị nhiễm vi-rút hoại tử thuốc lá có thể tạo ra mức đề kháng bệnh nhất định đối với loại vi khuẩn gây ra bệnh đốm góc lá này.