Đậu bắp

Bệnh vi-rút khảm vàng gân lá ở Đậu bắp

BYVMV

Vi-rút

Tóm lại

  • Loại bệnh do vi-rút gây ra Đậu bắp này có thể gây ra tổn thất năng suất đáng kể.
  • Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng và lây truyền qua loài bọ phấn (có tên khoa học là Bemisia tabaci).
  • Lá xuất hiện các gân vàng và hoa văn dạng khảm.
  • Năng suất quả có thể bị giảm đến mức tối đa là 96% nếu cây trồng bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu bắp

Triệu chứng

Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng là các mức độ úa vàng khác nhau và màu vàng của các gân chính và gân nhỏ, cũng như các mảng khảm hoa văn màu xanh lá và màu vàng ở phiến lá xen giữa các gân. Lá nhỏ hơn, quả nhỏ hơn và ít quả hơn. Cây phát triển còi cọc. Ban đầu, lá bị nhiễm bệnh chỉ có gân lá bị úa vàng nhưng về sau toàn bộ lá chuyển sang màu vàng. Khi cây non bị nhiễm bệnh trong vòng 20 ngày sau khi nảy mầm, chúng vẫn bị còi cọc. Nếu lá non bị nhiễm bệnh vào đầu mùa, toàn bộ lá chuyển thành màu vàng, nâu và sau đó khô đi. Cây bị nhiễm bệnh sau khi ra hoa có triệu chứng đặc trưng là lá ở tầng trên và các bộ phận ra hoa có các triệu chứng mất gân lá. Chúng sẽ vẫn tạo ra một vài quả nhưng quả có màu vàng và cứng. Những cây vẫn phát triển khỏe mạnh và đậu quả bình thường cho đến cuối mùa sẽ có ít chồi nhỏ ở phần gốc thân.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

khống chế côn trùng truyền bệnh này bằng cách phun chiết xuất hạt sầu đâu 5%, hoặc chiết xuất từ gừng, tỏi và ớt. Cắt thân xương rồng, hoặc bụi xương rồng bút chì thành từng miếng rồi ngâm trong nước (lượng nước vừa đủ để các miếng cắt nổi lên), để lên men trong vòng 15 ngày. Lọc lấy nước ngâm ấy để phun lên cây bị nhiễm vi-rút. Phun dầu sầu đâu và mù tạt, dung dịch có chứa vi khuẩn ký sinh rễ có lợi Rhizobacteria, dầu Crozophera tiếp theo là dầu cây sả hồng (Palmarosa). Một hỗn hợp dầu có hàm lượng 0,5% và 0,5% xà phòng rửa cũng được báo cáo là có hiệu quả.

Kiểm soát hóa học

Không thể khống chế vi-rút hoàn toàn bằng các biện pháp hóa học. Do đó, nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Phun các loại thuốc trừ sâu vào đất từ sớm để phòng chống lại một số nhóm bọ phấn dường như là phương pháp đối phó bệnh hiệu quả nhất. Bọ phấn nhanh chóng phát triển khả năng đề kháng mọi loại thuốc trừ sâu, vì vậy nên sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ sâu có công thức khác nhau. Hai lần phun Acetamiprid 20SP có hàm lượng 40g a.i/héc-ta đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh vi-rút khảm, từ đó góp phần tăng năng suất của đậu bắp. Phun hai lần Imidacloprid 17,8% SL và xử lý hạt giống một lần (bằng Imidacloprid có hàm lượng 5 gm/kg hạt giống) có thể làm giảm đáng kể số lượng quần thể của loài bọ hại ấy đến mức 90,2%.

Nguyên nhân gây bệnh

Các thiệt hại nêu trên xuất phát từ chủng vi-rút begomovirus được lan truyền qua bọ phấn. Các vi-rút này không sinh sản bằng cách nhân đôi trong cơ thể sinh vật truyền bệnh của chúng nhưng được truyền từ cây này sang cây khác nhờ bọ trắng trưởng thành thông qua nhiều cách khác nhau. Bọ phấn cái lan truyền vi-rút hiệu quả hơn những bọ phấn đực. Bệnh vi-rút này có thể lây nhiễm ở mọi giai đoạn tăng trưởng của cây, nhưng có khuynh hướng lây nhiễm thuận lợi hơn khi cây ở độ tuổi từ 35 đến 50 ngày. Số lượng quần thể ruồi trắng và mức độ phá hoại nghiêm trọng của vi-rút bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nhiệt độ và độ ẩm, với nhiệt độ tối thiểu vào khoảng 20-30°C. Sinh vật truyền bệnh quan trọng thứ hai của vi-rút này là rầy xanh hai chấm ở đậu bắp (có tên khoa học là Amrasca devastans).


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống kháng bệnh như Parbhani Kranti (Arka Abhay, Varsha, Uphar) và Arka Anamika.
  • Duy trì khoảng cách cây trồng thích hợp.
  • Trồng ngô hoặc cúc vạn thọ làm hàng rào để bẫy côn trùng truyền bệnh.
  • Tránh trồng vào mùa hè vì đây là mùa cao điểm của bọ trắng.
  • Tránh gieo các giống dễ bị nhiễm bệnh trong mùa hè, khi bọ trắng hoạt động mạnh.
  • Đặt các loại bẫy dính màu vàng (12 cái/mẫu Anh, hay 0,4 héc-ta) ở độ cao ngang ngọn cây để theo dõi và bắt côn trùng truyền bệnh.
  • Tiêu diệt các loài cỏ dại và các loài cây ký chủ mọc tự nhiên khác, đặc biệt là những cây thuộc chi ba đậu (Croton sparsiflora) và cỏ Ageralium spp., bất cứ khi nào có thể.
  • Loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh ra khỏi đồng ruộng và đốt sạch chúng.

Tải xuống Plantix