Lúa nước

Bệnh vàng lùn ở Lúa do vi-rút

RGSV

Vi-rút

5 mins to read

Tóm lại

  • Vàng lá.
  • Có vẻ ngoài giống như cỏ.
  • Cây mọc thẳng đuột và còi cọc.
  • Các đốm sẫm màu trên lá.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Lúa có thể bị nhiễm bệnh này ở mọi giai đoạn phát triển nhưng dễ bị tổn thương nhất trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cũng như giai đoạn đẻ nhánh. Các triệu chứng phổ biến nhất là: còi cọc nghiêm trọng, cây lùn rõ rệt, có vẻ rậm dày do lúa đẻ nhánh quá mức và lúa mọc rất thẳng. Lá ngắn, hẹp, có màu xanh nhợt hoặc vàng, lốm đốm bên ngoài. Nhìn kỹ sẽ phát hiện rất nhiều đốm hay mảng màu nâu sẫm hay màu gỉ sắt xuất hiện trên bề mặt lá, thường là bao trùm toàn bộ mặt lá. Quần thể ruộng lúa bị bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây lúa không đồng đều. Khi lúa bị nhiễm trong giai đoạn mạ, lúa hiếm khi phát triển đến mức trưởng thành. Lúa nhiễm bệnh ở các giai đoạn sau đó thường tiếp tục trưởng thành nhưng không thể trổ bông, năng suất giảm rõ rệt.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Không thể áp dụng các biện pháp xử lý trực tiếp các bệnh do vi-rút gây ra. Các sản phẩm Chiết xuất Nhân hạt Sầu đâu có thể góp phần giảm thiểu số lượng quần thể các loài rầy nâu, từ đó ngăn chận khả năng lan truyền bệnh vàng lùn ở lúa do vi-rút (RGSV) này. Các loài thiên địch của rầy nâu bao gồm các loài nhện nước, bọ xít mù, nhện và các loài ong bắp cày và ruồi khác nhau ký sinh trong trứng rầy. Cũng có thể đối phó rầy nâu bằng cách ngâm ruộng mạ suốt một ngày khiến rầy nâu chết đuối.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Không thể áp dụng các biện pháp xử lý trực tiếp các bệnh do vi-rút gây ra, nhưng các loài thuốc trừ sâu có thể được sử dụng nếu phát hiện thấy số lượng rầy nâu gia tăng quá mức. Có thể sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu có gốc abamectin, buprofezin và etofenprox. Không phải lúc nào sử dụng các loại thuốc trừ sâu cũng mang đến hiệu quả thành công trong việc khống chế số lượng quần thể các loài côn trùng truyền bệnh, đặc biệt là tại các khu vực trồng lúa quanh năm.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi-rút gây bệnh này lan truyền nhờ các loài rầy nâu thuộc chi Nilaparvata (các loài N. lungens, N. bakeri và N. muiri). Rầy trưởng thành và ấu trùng của chúng đều có khả năng mang vi-rút suốt thời gian dài, vì thế có khả năng lan truyền mầm bệnh sang các cây lúa mới một cách liên tục. Tuy nhiên, các loài rầy nâu cần chích hút trên lúa nhiễm bệnh trong thời gian tối thiểu là 30 phút mới thu được vi-rút vào cơ thể chúng. Bệnh này chủ yếu được phát hiện tại Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nhật Bản, Indonesia, Philippines và Ấn Độ, đặc biệt là tại những khu vực có truyền thống độc canh lúa. Trong những điều kiện thuận lợi, vi-rút có thể kết hợp gây bệnh trên lúa cùng với vi-rút gây bệnh lùn xoắn lá là loại vi-rút do loài rầy nâu N. lugens lan truyền, từ đó gây ra những tổn thất nghiêm trọng trên đồng lúa.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Thăm đồng thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của bệnh và/hay dấu hiệu của côn trùng.
  • Cấy và trồng thưa để cho phép ánh sáng mặt trời đến được với gốc lúa.
  • Gieo trồng đồng bộ với các cánh đồng chung quanh để tránh giai đoạn số lượng quần thể của côn trùng phát triển đến đỉnh điểm.
  • Sử dụng các giống lúa có sức đề kháng cao với côn trùng.
  • Bón phân hợp lý.
  • Loại bỏ cỏ dại trong và quanh cánh đồng và tiêu hủy chúng.
  • Không nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng có thể ảnh hưởng đến các côn trùng có ích.
  • Loại bỏ các gốc rạ sau khi thu hoạch và tiêu hủy chúng bên ngoài cánh đồng.
  • Cày sâu bên dưới gốc rạ để tạo điều kiện phân hủy chúng và phá vỡ vòng đời phát triển của sâu bọ.
  • Lên kế hoạch luân canh với các loài cây trồng không mẫn cảm với bệnh này.

Tải xuống Plantix