Bông vải

Vi-rút gây sọc lá

TSV

Vi-rút

Tóm lại

  • Các mảng lớn màu vàng hay nâu xuất hiện trên lá, hình thành nên một mẫu khảm với các mô màu xanh thẫm.
  • Các gân lá ngả vàng, dày lên và biến dạng.
  • Cây phát triển còi cọc, ra hoa ít hơn, rụng quả và vòm lá bị suy giảm.

Cũng có thể được tìm thấy ở


Bông vải

Triệu chứng

Ban đầu, các cây nhiễm bệnh hình thành các vùng úa vàng có kích cỡ nhỏ và có hình dạng không đều hoặc các vùng bạc màu trên lá, có đường kính khoảng 2-5 mm. Qua thời gian, các vùng này lớn dần thành các mảng úa vàng hay mô chết có góc cạnh (màu vàng ngả nâu) có đường kính khoảng 5-15 mm, xuất hiện như một mẫu khảm không đều trên lá. Lá trở nên hoại tử và có thể rụng sớm, dẫn đến tình trạng cây phát triển còi cọc và vòm lá bị thu nhỏ. Cây ra hoa ít hơn, quả nang có thể rụng sớm, dẫn đến năng suất cây trồng bị giảm thiểu đáng kể. Gân của lá nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng, dày lên và biến dạng. Các triệu chứng thường xảy ra ở lá non, khiến chúng trông nhợt nhạt hơn các lá khỏe mạnh và thường có chóp lá phát triển còi cọc. Vì thế, các khu vực nhiễm bệnh trên cánh đồng trông có vẻ nhợt nhạt hơn.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Không có biện pháp sinh học trực tiếp xử lý loài vi-rút gây sọc lá này. Tuy nhiên, có nhiều lựa chọn để khống chế các loài côn trùng mang mầm bệnh này như rệp và bọ trĩ.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Không thể xử lý trực tiếp các bệnh do vi-rút, nhưng có thể khống chế các loài côn trùng mang mầm bệnh như bọ trĩ, rệp và các côn trùng chích hút khác ở mức độ nhất định. Kiểm tra cơ sở dữ liệu về các biện pháp xử lý hóa chất đối với các loài rệp và bọ trĩ để biết thêm thông tin chi tiết, ví dụ như các loại thuốc fipronil (2 ml/l) hay thiamethoxam (0.2 g/l).

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ một loài vi-rút sống trên các loài cây ký chủ khác nhau, trong đó có cây thuốc lá (vì thế bệnh này còn có tên phổ biến là bệnh vi-rút gây sọc lá ở cây thuốc lá), măng tây, dâu, đậu tương và hướng dương. Do loài vi-rút này có thể sống trong đất, chúng có thể nhiễm vào hạt. Quá trình lây truyền thứ phát từ cây này sang cây khác diễn ra thông qua các loài côn trùng mang mầm bệnh (các loài rầy hoặc bọ trĩ) hay thông qua tổn thương cơ học gây ra cho cây trong quá trình làm việc trên đồng ruộng. Các triệu chứng và thiệt hại về năng suất cây trồng phụ thuộc vào giống cây trồng, điều kiện môi trường (nhiệt độ và độ ẩm) và giai đoạn phát triển của cây bị nhiễm. Các trường hợp lây nhiễm về sau do các loài bọ trĩ gây ra thường ít nghiêm trọng hơn tình trạng nhiễm từ hạt giống.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng nguyên liệu trồng khỏe mạnh từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy.
  • Duy trì các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt đối với mọi dụng cụ có liên quan đến công tác trồng trọt bông vải.
  • Kiểm tra cây trồng và cánh đồng để phát hiện bất cứ dấu hiệu bệnh nào hay các côn trùng mang mầm bệnh, ví dụ như các loài rệp hay bọ trĩ.
  • Loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh và tàn dư cây lá ra khỏi cánh đồng, chôn sâu hay đốt bỏ chúng.
  • Không để vương vãi chồi rễ giữa các cánh đồng.
  • Tránh trồng các cây ký chủ trung gian của vi-rút gây sọc lá như măng tây, dâu, đậu tương, hướng dương, rau diếp hay thuốc lá ở các vùng chung quanh cánh đồng bông vải.

Tải xuống Plantix