BYMV
Vi-rút
Các triệu chứng có biểu hiện khác biệt rất lớn tùy theo chủng loại vi-rút, giống cây trồng, giai đoạn phát triển của cây vào thời điểm nhiễm bệnh và các điều kiện môi trường. Thông thường, cây bị bệnh có biểu hiện bạc màu chóp lá, xuất hiện các vệt sọc và mảng vàng lan rộng. Tuy nhiên, dấu hiệu dễ nhận ra hơn cả là tình trạng xuất hiện các vằn đốm làm nổi bật sắc vàng và xanh ở tán lá. Ở một số trường hợp, các vùng mô màu xanh thẫm nổi lên các vùng mô vàng quanh chúng. Ở một số cây bị nhiễm bệnh, các gân lá có thể hiện rõ trên phiến lá. Lá có thể bị biến dạng do quá trình phát triển không đồng đều và mép lá có thể bị uốn cong xuống. Mặc dù các triệu chứng bệnh có thể không biểu hiện trực tiếp ở quả, cây bị nhiễm bệnh thường có quả kém mẩy hay biến dạng và chứa ít quả. Nhìn chung, cây bị nhiễm bệnh có biểu hiện phát triển còi cọc.
Khống chế số lượng quần thể của các loài rệp là yếu tố thiết yếu đối với mục tiêu kiểm soát quá trình lan truyền vi-rút gây bệnh khảm vàng ở đậu. Thường xuyên kiểm tra mặt dưới lá để phát hiện sớm sự xuất hiện của các loài rệp và, nếu phát hiện được, lập tức xử lý bằng xà-phòng diệt côn trùng, dầu sầu đâu hay các sản phẩm hữu cơ có gốc pyrethroids. Các loài săn mồi ăn thịt rệp cũng có thể được sử dụng để khống chế số lượng quần thể của các loài rệp.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Không có biện pháp xử lý bằng hóa chất để đối phó với các bệnh do vi-rút gây ra và khống chế hoàn toàn số lượng quần thể của các loài rệp là công tác rất khó khăn. Thực tế, không thể tiêu diệt các loài rệp một cách nhanh chóng để ngăn chận vi-rút lây lan. Sử dụng dầu khoáng (nồng độ 1%) riêng lẻ hay kết hợp với các loại thuốc trừ sâu có thể giảm thiểu đáng kể quá trình lây lan vi-rút. Tuy nhiên, đó là biện pháp tốn kém và phải được lập lại thường xuyên để bảo vệ các chồi mới phát triển. Vì thế, năng suất cây trồng có thể bị giảm sụt.
Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ loài vi-rút gây bệnh khảm vàng hại đậu (BYMV). Loài này thường kết hợp gây bệnh với các chủng vi-rút khác, ví dụ như vi-rút gây bệnh khảm ở dưa leo (CMV), tạo ra các triệu chứng có nhiều biểu hiện khác nhau. Ngoài đậu tương, vi-rút này cũng gây hại cho các loài cây trồng quan trọng khác thuộc họ đậu, ví dụ như lạc, đậu tằm. Nhiều loài cây khác như cỏ linh lăng, cỏ ba lá, hoa lupin... cũng là các cây ký chủ trung gian giúp vi-rút sinh tồn qua mùa đông. Một số cây khác không thuộc họ đậu, ví dụ như cây lay-ơn, cũng là ký chủ của loài vi-rút này. Chúng lan truyền từ cây này sang cây khác chủ yếu thông qua một loài côn trùng truyền bệnh nào đó, mặc dù cũng có một số ý kiến cho rằng chúng còn có thể lan truyền qua hạt giống. Có hơn hai mươi loài rệp có thể truyền loài vi-rút này theo nhiều cách khác nhau. Vi-rút cũng có thể lan truyền thông qua hoạt động cấy ghép với vật liệu là các bộ phận cây hay dụng cụ cấy ghép bị nhiễm từ trước.