ULCV
Vi-rút
Lá thứ ba của nhánh có ba lá trên cây con phát triển từ hạt bị nhiễm bệnh lớn hơn nhiều so với lá bình thường. Những chiếc lá này có màu xanh nhạt hơn bình thường. Cuống lá có thể ngắn hơn và gân lá dày hơn, đổi màu đỏ đặc trưng. Một tháng sau khi trồng, lá bắt đầu co lại và nhăn nheo, trở nên xù xì và sần sùi. Cây bị nhiễm qua côn trùng mang bệnh trong các giai đoạn tăng trưởng sau này thường phát triển các triệu chứng ở lá non, những cây già hơn không có triệu chứng. Trên lá dễ thấy mạch bị úa vàng, và hoa bị biến dạng. Những nụ hoa nhỏ hơn và sự phát triển còi cọc của cây có thể quan sát được. Trong một số ít hoa sinh sản, có thể nhìn thấy hạt bị đổi màu và quá khổ. Khả năng thụ phấn và sự hình thành vỏ quả bị tổn hại nghiêm trọng, dẫn đến tổn thất năng suất lớn.
Phương pháp sinh học khác nhau có thể giúp kiểm soát nhiễm bệnh. Thuốc phun trên đất hoặc phun qua lá của các chủng Pseudomonas fluorescens có thể giúp kiểm soát quần thể công trùng lây truyền bệnh. Đã được tìm thấy rằng sữa bơ tươi và ca-zê-in có ảnh hưởng đến khả năng truyền bệnh. Một số chiết xuất thực vật của Mirabilis jalapa, catharanthns roseus, Datura metal, Bougainvillea Spectabilis, Boerhaavia diffusa và Azadirachta indica có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm vi-rút trên đồng ruộng.
Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Không có phương pháp xử lý hóa học chống lại vi-rút nhưng thuốc trừ sâu ngấm qua rễ có thể được sử dụng để kiểm soát quần thể côn trùng lây truyền bệnh. Phủ hạt bằng imidacloprid 70 WS @ 5 ml/kg thường được khuyến nghị. Thuốc trừ sâu có chứa dimethoate cũng được sử dụng làm thuốc phun qua lá. Hợp chất 2,4-dixohexahydro 1,3,5-triazine (DHT) cản trở sự lây truyền của vi-rút và tăng thời gian ủ bệnh của nó.
Vi-rút thường sinh ra từ hạt, dẫn đến sự xuất hiện của nhiễm trùng nguyên phát ở cây con. Nhiễm trùng thứ cấp từ cây này sang cây khác xảy ra thông qua các côn trùng mang mầm bệnh ăn nhựa cây như một số loài rệp vừng (ví dụ, Aphis craccivora và A. gossypii), bọ phấn (Bemisia tabacci) và bọ rùa nâu 12 chấm (Henosepilachna dodecastigma). Mức độ lây truyền vi-rút và mức độ nghiêm trọng của bệnh được xác định bởi mức độ chịu đựng của cây, sự hiện diện của côn trùng mang bệnh trên đồng ruộng và các điều kiện khí hậu tại chỗ. Vi-rút có thể làm giảm năng suất hạt từ 35 - 81%, tùy thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh.