Lúa nước

Bệnh vàng lá lúa do vi-rút Tungro

RTBV

Vi-rút

Tóm lại

  • Lúa phát triển còi cọc.
  • Đẻ ít nhánh.
  • Lá có màu vàng và xuất hiện các vết nâu sẫm, nhỏ.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Lúa có thể bị nhiễm một trong hai hoặc cả hai loại vi-rút: Vi-rút Tungro dạng thẳng (RTBV) và vi-rút Tungro dạng cầu (RTSV). Côn trùng mang các mầm vi-rút này là rầy xanh đuôi đen. Lúa nhiễm cả hai loài vi-rút này xuất hiện “những triệu chứng của bệnh tungro” điển hình, đó là cây phát triển còi cọc và đẻ ít nhánh, lá chuyển sang màu vàng hay vàng cam bắt đầu từ chóp lá rồi lan dần xuống phần dưới lá. Lá mất màu cũng có thể có các vết nâu đen nhỏ và không đồng đều. Các triệu chứng nhẹ hơn được tìm thấy ở cây lúa chỉ nhiễm vi-rút RTBV hoặc RTSV mà thôi ( ví dụ như phát triển hơi còi cọc nhưng không bị vàng lá).

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Các loại bẫy đèn đã được sử dụng thành công để thu hút và khống chế loài rầy xanh mang mẩm bệnh cũng như giám sát số lượng quần thể của chúng. Vào sáng sớm, có thể bắt và xử lý số lượng quần thể rầy xanh đậu gần bẫy đèn bằng cách phun hay rắc các loài thuốc trừ sâu. Cách làm này nên được thực hiện hàng ngày.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Phun các loại thuốc trừ sâu có gốc buprofezin hay pymetrozine ở thời điểm ngày thứ 15 và ngày thứ 30 sau khi cấy có thể đạt hiệu quả nếu được thực hiện đúng thời gian. Tuy nhiên, sâu hại có thể chuyển sang các cánh đồng xung quanh và lan truyền bệnh tungro một cách nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Vì thế, các loài cây quanh cánh đồng cũng cần được phun các loại thuốc trừ sâu nêu trên. Không nên sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu có gốc chlorpyriphos, lamda cyhalothrin hay các công thức kết hợp các chất pyrethroid tổng hợp vì các loài sâu rầy đã phần nào đề kháng được các loại thuốc ấy.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi-rút lan truyền thông qua một loài rầy có tên khoa học là Nephotettix virescens. Bệnh tungro lan tràn trên các cánh đồng trồng lúa cao sản, có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, cho phép trồng hai vụ lúa một năm. Khi đã nhiễm bệnh tungro, lúa không còn cơ hội được cứu chữa. Các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả hơn các biện pháp khống chế bệnh trực tiếp. Các cơ cấu trồng lúa hai vụ và tính đồng dạng về mặt di truyền của các giống lúa là những nguyên nhân chính khiến bệnh tungro phát triển trên đồng lúa. Lúa trồng tại những khu vực được tưới tiêu tốt sẽ mẫn cảm với bệnh tungro hơn nhiều so với lúa được trồng tại các vùng trồng lúa nhờ nước mưa hay tại vùng cao. Các gốc rạ và tàn dư của lúa cũng là các nguồn lây nhiễm bệnh.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống lúa có sức đề kháng nhất định đối với các loài sâu hại mang mầm vi-rút.
  • Trồng hai loài cây trồng trong những tháng mà số lượng quần thể sâu hại mang mầm bệnh thấp.
  • Luân canh với các loài cây trồng không phải là cây ký chủ của mầm bệnh.
  • Lên kế hoạch gieo trồng để đảm bảo sự phát triển gần như đồng bộ tại mỗi khu vực.
  • Tiêu hủy trứng sâu hại và những địa điểm sinh sản của chúng bằng cách cày sâu.
  • Lần lượt ngâm và tháo nước phơi đồng.
  • Bảo vệ các loài côn trùng có ích.

Tải xuống Plantix