PaLCV
Vi-rút
Các triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh này là lá xoăn hướng xuống dưới hoặc hướng vào trong. Các triệu chứng khác bao gồm tình trạng gân lá dày lên, đôi khi hình thành các chồi cây. Lá trở nên sần sùi và giòn, cuống lá có bề ngoài biến dạng, thường bị cong xoắn. Lá ở tầng ngọn bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ở giai đoạn sau của bệnh, tình trạng rụng lá có thể xảy ra. Cây phát triển còi cọc, đồng thời quá trình ra hoa hoặc đậu quả có thể bị tổn hại. Nếu đậu quả, quả sẽ có kích cỡ nhỏ, biến dạng và có xu hướng rụng sớm.
Phun nhũ tương dầu trắng (1%) để cản trở sự hấp thu và truyền vi-rút của các loài bọ và rệp.
Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Không có biện pháp xử lý bằng hóa chất đối với các bệnh do vi-rút gây ra. Tuy nhiên, khống chế số lượng quần thể bọ phấn trắng có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sử dụng dimethoate hoặc metasystox để phun vào đất tại thời điểm gieo hạt và phun lên lá 4-5 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, có thể khống chế hiệu quả số lượng quần thể bọ phấn trắng.
Vi rút gây ra bệnh này chủ yếu được lây truyền qua loài bọ phấn trắng có tên khoa học là Bemisia tabaci. Chúng lan truyền vi-rút từ cây này sang cây khác theo cơ chế không liên tục. Điều này có nghĩa là việc truyền bệnh diễn ra chỉ trong vòng vài giây trong khi vi-rút vẫn hoạt động trong cơ thể sinh vật truyền bệnh. Các phương thức lây bệnh khác là thông qua cây giống hoặc hạt giống đã bị nhiễm bệnh cũng như thông qua các nguyên liệu chiết ghép. Vi-rút gây bệnh xoăn lá đu đủ không lan truyền thông qua quá trình làm việc canh tác cơ học. Các loài cây ký chủ thay thế của vi rút này là cà chua và thuốc lá. Vi-rút có phạm vi phân bố rộng nhưng cho đến nay tỷ lệ mắc bệnh khá hạn chế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, nó có thể gây ra các tổn thất kinh tế nghiêm trọng.