Bí ngòi

Bệnh khảm vi-rút đốm xanh trên Dưa chuột

CGMMV

Vi-rút

5 mins to read

Tóm lại

  • Những đốm màu xanh lá cây nhạt hoặc màu vàng và gân lá lộ rõ trên lá non.
  • Lá biến dạng, úa vàng và nhăn nheo.
  • Cây phát triển còi cọc.
  • Quả bị đốm, có sọc hoặc biến dạng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

5 Cây trồng
Mướp đắng
Dưa chuột
Dưa
Bí ngô
Hiển thị thêm

Bí ngòi

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu của bệnh, xuất hiện các đốm xanh vàng nhạt và gân lá lộ rõ trên lá non. Ở cây bị nhiễm bệnh trầm trọng, lá bị đốm úa vàng, nhàu nát và biến dạng, cây phát triển còi cọc và hoại tử dần. Lá trưởng thành có thể bị bạc trắng hoặc chuyển sang màu vàng nhợt nhạt và rụng sớm. Các triệu chứng trên quả thay đổi từ hoàn toàn không có biểu hiện rõ ràng (ít nhất là ở bên ngoài) cho đến bị nhiễm đốm, có sọc, biến dạng nghiêm trọng hoặc rụng, trong số đó các triệu chứng nặng được liệt kê sau cùng có biểu hiện đặc biệt rõ ràng trong điều kiện nhiệt độ cao. Trong một số trường hợp, quả không có biểu hiện triệu chứng bên ngoài cũng có thể bị đổi màu hoặc hoại tử bên trong. Quả ở cây nhiễm bệnh cũng thường rụng sớm.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Nếu xử lý hạt ở nhiệt độ 70°C trong môi trường khô ráo tối đa là ba ngày sẽ khử được các phân tử vi-rút hoạt động mà vẫn giữ được khả năng nẩy mầm của hạt. Nên sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm vi-rút CGMMV, nếu có. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ để tiêu diệt các loài côn trùng cắn phá.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Phun các loại thuốc trừ sâu bằng hóa chất chuyên trị các loài côn trùng cắn phá có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi-rút. Không có biện pháp xử lý trực tiếp để đối phó các bệnh do vi-rút gây ra như bệnh khảm vi-rút đốm xanh trên dưa chuột.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên phát sinh từ chủng vi-rút khảm đốm xanh ở dưa chuột (CGMMV), thường gây bệnh cho các cây thuộc họ bầu bí, bao gồm dưa chuột, dưa hấu và dưa đỏ. Vi-rút có thể hoạt động trong thời gian rất dài trong tàn dư cành lá chết ở trong đất. Bệnh lây truyền thông qua hạt giống bị nhiễm bệnh, vết thương cơ học do các dụng cụ cắt xén, thiết bị canh tác và qua vết cắn phá của các loài côn trùng như bọ cánh cứng. Bệnh cũng có thể lây lan từ cây này sang các cây khác thông qua hoạt động chiết ghép hoặc các công việc canh tác khác có thể gây thương tích cho cây trồng. Các loài côn trùng hút nhựa (ví dụ như rệp,rầy, ve, bọ phấn) không truyền bệnh vi-rút này. Một khi cây đã nhiễm bệnh, không có biện pháp nào đối phó với chủng vi-rút này một cách hiệu quả. Đặc biệt là trong nhà kính, tình trạng bệnh nhiễm vi-rút này đang gia tăng.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chỉ sử dụng hạt giống hoặc sản phẩm chiết ghép từ các nguồn đã được chứng nhận.
  • Trồng các giống cây trồng kháng bệnh, nếu có.
  • Không trồng nhiều cây ký chủ của loại bệnh này gần nhau.
  • Đảm bảo khử trùng kỹ các công cụ trong quá trình xử lý bất kỳ bộ phận nào của cây và hạt giống.
  • Tránh làm tổn thương cây trồng trong quá trình làm việc trên ruộng vườn.
  • Thường xuyên theo dõi cây trồng dễ bị nhiễm bệnh để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh và loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh cũng như bất kỳ tàn dư cành lá nào ngay lập tức bằng cách chôn vùi hoặc đốt sạch.
  • Tránh trồng gối các loài cây trồng mẫn cảm với bệnh này.

Tải xuống Plantix