Bông vải

Phức hợp Nấm mốc gây thối quả

Fusarium/Aspergillus/Phytophthora/Rhizopus/Diplodia

Nấm

Tóm lại

  • Quả sẫm màu và mềm đi.
  • Quả mở và bung xơ vải sớm.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Bông vải

Triệu chứng

Thối quả bông vải do nấm biểu hiện qua sự tiến triển của nhiều triệu chứng. Thoạt đầu, các đốm nhỏ màu nâu hay đen xuất hiện trên quả bông vải xanh non, sau đó chúng lan rộng và bao trùm cả toàn bộ quả. Các quả bông vải bị nhiễm nấm chuyển sang màu nâu sậm đến đen, mềm đi và có thể xuất hiện tình trạng úng nước. Khi tiến triển, bệnh thâm nhập vào các mô bên trong, gây thối rửa hạt và xơ vải. Trong các trường hợp nghiêm trọng, nấm mốc có thể khiến quả mở sớm, dẫn đến tình trạng xơ vải bên trong ố đi và giảm giá trị. Trong các điều kiện ẩm ướt, sự phát triển nấm mốc trên bề mặt quả có thể trông thấy được bằng mắt thường.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Chỉ sử dụng các phương pháp hữu cơ và sinh học để kiểm soát hoàn toàn bệnh thối quả bông vải này khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Các giải pháp như sử dụng nấm Trichoderma viride đang được các nhà nghiên cứu khai phá nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả sử dụng thương mại.

Kiểm soát hóa học

Hãy bắt đầu từ việc sử dụng đồng oxychloride và mancozeb dưới hình thức phun trên lá và hạt giống để ngăn chận bệnh lây lan. Ngoài ra, hòa trộn fluxapyroxad và pyraclostrobin thành một dạng hỗn hợp huyền phù đậm đặc để đối phó nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Phun hỗn hợp này khi mới phát hiện bệnh và, sau đó 15 ngày, phun lại một lần nữa để kiểm soát hoàn toàn. Khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu hay bất cứ sản phẩm hóa chất nào, điều quan trọng là cân phải mặc trang phục bảo hộ, kể cả để bảo vệ mắt, và đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng trên nhãn dán sản phẩm. Do mỗi quốc gia có các quy định khác nhau, hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hướng dẫn cụ thể tại địa phương của mình. Điều này đảm bảo sự an toàn và gia tăng cơ hội thành công khi sử dụng thuốc.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thối quả bông vải do nhiều loài nấm mốc trong đất và trong hạt giống gây ra. Các yếu tố như quá nhiều đạm, quá nhiều nước, mưa và độ ẩm cao làm gia tăng rủi ro cây nhiễm nấm mốc. Nấm mốc có khuynh hướng xuất hiện nhiều hơn ở các quả chưa mở mọc tại phần phần thân dưới của cây và thường xuất hiện sau khi gieo trồng khoảng 100 ngày. Nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập qua các vết nứt hay vết tổn thương trên quả do các loài côn trùng như sâu đục thân và bọ xít đỏ gây ra. Bệnh cũng có thể lan truyền thông qua các bào tử nấm trong không khí được phát tán từ nấm mốc trên các quả bị nhiễm.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng hạt giống khỏe mạnh.
  • Tránh bón thừa phân đạm và tưới nước hợp lý.
  • Tránh gieo hạt muộn so với thời vụ.
  • Trồng thưa hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra quả chín ở phần thân dưới của cây để phát hiện các triệu chứng nhiễm mốc trong mùa mưa.
  • Kiểm soát các loài côn trùng như sâu đục quả và bọ xít đỏ không chỉ có tầm quan trọng trong việc phòng chống sâu hại mà còn là yếu tố thiết yếu trong việc phòng ngừa bệnh nấm mốc này.

Tải xuống Plantix