Nghệ

Bệnh đốm lá ở Nghệ

Colletotrichum capsici

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm màu nâu có tâm màu xám.
  • Lá khô và héo rủ.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng
Nghệ

Nghệ

Triệu chứng

Các dấu hiệu sớm nhất của bệnh là các đốm thuôn dài, nhợt nhạt, có tâm màu xám, xuất hiện trên lá. Từng đốm riêng lẻ có kích thước nhỏ với đường kính khoảng 1-2 mm. Các đốm ấy kết tụ lại với nhau, tạo thành mảng có chiều dài khoảng 4-5 cm và chiều rộng khoảng 2-3 cm. Khi nhiễm nặng hơn, các chấm đen hình thành nên các vòng đồng tâm. Vùng trung tâm của chúng có màu xám, mỏng dần đi rồi thủng rách. Khi hàng trăm đốm như thế xuất hiện trên cả hai mặt của lá, lá bị ảnh hưởng nặng đến mức héo úa và khô đi.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Đã có bằng chứng cho thấy phun các chất sinh học như T. harzianum, T. Viride có hiệu quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ngoài ra, chiết xuất thực vật của cây P. longifolia cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét sử dụng một phương thức dung hợp với các biện pháp phòng ngừa kết hợp với các cách thức xử lý sinh học, nếu có thể áp dụng được. Xử lý củ giống bằng mancozeb @ 3 g/lít nước hoặc carbendazim @ 1 g/lít nước trong 30 phút rồi phơi khô trong bóng râm trước khi trồng. Phun mancozeb @ 2,5 g/lít nước hoặc carbendazim @ 1 g/lít nước 2-3 lần cứ mỗi hai tuần.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do nấm sống trên vảy củ nghệ gây ra, là nguồn lây nhiễm chính trong quá trình giâm củ giống để trồng. Quá trình lây lan thứ cấp diễn ra nhờ gió, nước và các tác nhân sinh lý và sinh học khác. Mầm bệnh có thể tồn tại suốt một năm trên các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống có khả năng chống chịu bệnh như Suguna và Sudarshan.
  • Chọn nguyên liệu làm giống từ các vùng sạch bệnh.
  • Thực hành luân canh cây trồng thường xuyên.
  • Tránh trồng cạnh cây ký chủ thay thế như ớt.
  • Thu gom các lá bị nhiễm bệnh và lá khô rồi đốt sạch để ngăn chặn bệnh lây lan.

Tải xuống Plantix