Phyllachora pomigena
Nấm
Các đốm mốc nâu ngả đen đục, có hình dạng bất thường và không đều xuất hiện trên bề mặt quả, có đường kính từ 5 mm hoặc lớn hơn. Các đốm có thể hợp lại vào nhau và phủ toàn bộ bề mặt quả. Bệnh đốm mốc đen có biểu hiện là các đốm có màu bồ hóng xám hay đen trên bề mặt quả. Các đốm có màu xanh xám với đường viền không rõ ràng. Các đốm thường có đuờng kính khoảng 1/4 in-sơ (0,6 mm) hoặc lớn hơn và có thể hợp lại với nhau để phủ hầu hết bề mặt quả. Sắc thái ám khói của quả bị nhiễm bệnh xuất phát từ sự tồn tại của hàng trăm túi bào tử nhỏ sậm màu kết nối với nhau bởi một khối sợi nấm sẫm màu đan xen lỏng lẻo. Nhìn chung, mốc đốm bồ hóng phát triển giới hạn ở bề mặt quả. Trong những trường hợp hiếm hoi, sợi nấm thâm nhập vào khoảng giữa các lớp tế bào thượng bì và lớp biểu bì của quả.
Các biện pháp xử lý bằng xà phòng dừa vào mùa hè có thể giảm thiểu phần nào tiến triển của bệnh hại này.
Nếu có thể hãy luôn xem xét sử dụng phương thức kết hợp các biện pháp phòng ngừa với các biện pháp xử lý sinh học. Việc phun các loại thuốc strobilurin fungicide, kresxim methyl hay trifloxystrobin đã được đánh giá là có khả năng khống chế bệnh đốm mốc bồ hóng. Đồng thời, thiophanate-methyl., Captan, inspire super và các sản phẩm trộn sẵn được cho là có khả năng khống chế tốt nhưng không thật hiệu quả. Phun Mancozeb 75% WG (3G/L) với nước và sử dụng dung dịch phun lỏng ở liều lượng 10 L mỗi cây.
Bệnh này do loài nấm mốc có tên là Phylachora pomigena (nhiều loài nấm không có liên quan). Bào tử nấm phát tán vào vườn nhờ gió. Các đợt bùng phát bệnh hại này cần có điều kiện thuận lợi là các thời kỳ nhiệt độ mùa hè cao hơn bình thường, mưa thường xuyên và độ ẩm cao kéo dài và liên tục. Sự phát triển của mốc có thể để lại tình trạng mất màu ở sản phẩm. Nó ảnh hưởng đến lá, cành và quả của nhiều loại cây trồng thân thảo và thân gỗ khác nhau. Bào tử được sinh ra vào mùa xuân và đầu hè.