Diplocarpon mali
Nấm
Cuối hè, các đốm đen (đường kính 5-10 mm) bắt đầu xuất hiện ở bề mặt trên của lá trưởng thành. Các triệu chứng dễ thấy luôn hiện ra sau những cơn mưa mùa xuân và trong các tháng đầu hè. Lá của những cây táo già mẫn cảm với bệnh đốm đen này hơn những cây táo trẻ hơn. Các đốm thường có màu hơi xám, nâu nhuốm chút tím ở đỉnh đốm. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện dưới dạng các mảng màu xanh sẫm trên bề mặt trên của lá, mở đường cho sự xuất hiện của các đốm lá màu nâu có đường kính 5-10 mm, về sau chuyển sang màu nâu sẫm. Khi các đốm này sậm đi, chúng phát triển xuống bề mặt dưới của lá. Loài nấm gây bệnh này cũng tấn công quả bằng cách gây ra các đốm tròn màu nâu sẫm có kích cỡ khác nhau (đường kính 3-5 mm) đối với các giống táo thương mại. Các thể quả vô tính nhỏ của nấm thường được nhìn thấy trên bề mặt của chúng. Khi các thương tổn hình thành nhiều hơn, các vết bệnh này hợp lại với nhau với những phần bao quanh chuyển sang màu vàng. Tình trạng nhiễm nghiêm trọng như thế dẫn đến hiện tượng rụng lá sớm. Loài nấm này cũng có thể lây nhiễm ở quả nhưng không xảy ra quá phổ biến.
Phun đất sét đã xử lý axit loại Myco-Sin, Funguran (copper hydroxide), Curatio (lưu huỳnh vôi), hay lưu huỳnh (10-12 đợt phun mỗi năm). Ngoài ra, phun u-rê lên những lá đã sống qua mùa đông cũng giảm thiểu được mức độ phát triển của các bào tử tham gia quá trình lây nhiễm ban đầu.
Nếu có thể hãy luôn xem xét sử dụng phương thức kết hợp các biện pháp phòng ngừa với các biện pháp xử lý sinh học. Các loại thuốc diệt nấm được sử dụng theo hướng phòng ngừa mang đến hiệu quả hơn so với việc sử dụng theo hướng chữa trị. Hãy sử dụng các loại thuốc diệt nấm có các thành phần hoạt chất như mancozeb, dodine và trifloxystrobin, các loại thuốc này có hiệu quả giảm thiểu mức độ phát triển của bệnh một cách đáng kể. Có thể sử dụng Copper-oxychloride sau khi thu hoạch. Nên sử dụng các loại thuốc diệt nấm ở các dạng kết hợp dodine + hexaconazole, zineb + hexaconazole, mancozeb + pyraclostrobin để khống chế bệnh hiệu quả và giảm thiểu khả năng kháng thuốc của nấm. Việc phun Mancozeb (0,3%), copper oxychloride (0,3%), Zineb (0,3%), và HM 34.25SL (0,25%), Dodine (0,075%) và Dithianon (0,05%) để phòng ngừa đã cho thấy hiệu quả khống chế bệnh hoàn toàn trong môi trường vườn trồng.
Bệnh này do loài nấm Diplocarpon mali gây ra. Phải mất khoảng 40 ngày phát triển thì loài nấm này mới lộ ra các triệu chứng bệnh rõ ràng. Quá trình lây nhiễm ban đầu thường khởi phát từ các nang bào tử được tạo ra bên trên những chiếc lá đã tồn tại qua mùa đông. Thông thường, cần có mưa để bào tử được phóng thích ra. Các điều kiện thuận lợi cho quá trình lây nhiễm là nhiệt độ ở mức 23.5°C và lượng mưa ở mức 20 mm. Nhiệt độ ban ngày khoảng 25°C và lượng mưa ở mức 20 mm là điều kiện cần thiết để nấm phát triển. Bệnh phát triển mạnh khi lượng mưa cao và nhiệt độ ôn hòa ở khoảng 20-22°C trong giai đoạn táo phát triển quả.