Mía

Bệnh cháy lá ở Mía

Stagonospora sacchari

Nấm

Tóm lại

  • Những đốm nhỏ bất thường, màu đỏ sẫm với một quầng sáng hơi vàng bao quanh, xuất hiện trên lá mía.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Mía

Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu là các đốm nhỏ màu trắng ngả sang màu vàng nhạt xuất hiện trên phiến lá, thường là từ 3 đến 8 ngày sau khi lá nhiễm nấm. Trên các lá non, xuất hiện các đốm màu đỏ hoặc nâu đỏ, phát triển dần theo hướng kéo dài ra thành hình thoi được bao quanh bởi một vòng màu vàng rõ nét. Trong trường hợp nhiễm nặng, các đốm ấy kết tụ lại với nhau thành mảng kéo dài theo bó mạch đến đỉnh lá và tạo thành các vệt hình thoi. Vết bệnh lúc đầu có màu nâu đỏ, về sau chuyển sang màu vàng rơm, có viền đỏ bao quanh. Các bào tử nhỏ màu đen được tạo ra trong mô lá chết. Lá bị nhiễm nặng khô đi và rụng sớm. Quá trình nhiễm bệnh làm giảm chiều cao thân, đường kính, số lóng và số lượng lá còn xanh của cây mía.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa biết bất cứ phương pháp kiểm soát sinh học này có thể được sử dụng để xử lý bệnh này. Nếu bạn biết được bất cứ phương pháp hữu dụng nào có thể giảm thiểu khả năng xảy ra hay mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nêu trên một cách thành công, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét sử dụng một phương thức dung hợp với các biện pháp phòng ngừa kết hợp với các cách thức xử lý sinh học, nếu có thể áp dụng được. Phun các loại thuốc diệt nấm như Carbendazim và Mancozeb. Phun hỗn hợp Bordeaux hoặc Chlorthalonil, Thiophanate-methyl, và Zineb.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên do mầm bệnh là loài nấm Stagonospora sacchari gây ra, dẫn đến hiện tượng cháy lá nghiêm trọng và khiến hoạt động quang hợp của cây sụt giảm nghiêm trọng. Chủ yếu xuất hiện sau các trận mưa hoặc khi ruộng mía được tưới quá nhiều nước, bệnh này khiến diện tích lá có chức năng quang hợp của cây sụt giảm. Bệnh này không lan truyền qua đất, hom mía giống và các dụng cụ canh tác mà chủ yếu lây lan qua khí lưu, gió và mưa. Trong điều kiện thời tiết khô hạn, các vết bệnh hình thành nhanh chóng. Hầu hết các vết ấy đều kết tụ lại với nhau, kéo dài, tạo khối và làm thay đổi màu sắc của mô lá. Các vết bệnh được hình thành rõ ràng hơn vào mùa xuân và mùa thu, trong khi nhiệt độ quá thấp vào mùa đông khiến mầm bệnh không thể tồn tại. Quá trình phát triển của các vết bệnh dẫn đến kết quả cuối cùng là toàn bộ bề mặt của lá trông như bị cháy sém. Đó là biểu hiện điển hình của bệnh này trên cây.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Các biện pháp vệ sinh đồng ruộng có hiệu quả giảm thiểu mức độ lây lan của mầm bệnh.
  • Chọn trồng các giống kháng bệnh.
  • Loại bỏ các cây ký chủ thay thế như lau lách, cỏ tranh và cỏ mía.
  • Loại bỏ các lá bị nhiễm bệnh.
  • Nên tiến hành trồng khi lượng mưa và độ ẩm thấp để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh.
  • Sau khi thu hoạch, có thể đốt bỏ những ruộng mía bị nhiễm bệnh nặng để tiêu diệt các bào tử bên trong túi bào tử phấn tồn tại trên tàn dư cây trồng và trong đất.
  • Bón thêm phân hữu cơ, phân lân và kali.

Tải xuống Plantix