Elsinoë mangiferae
Nấm
Các triệu chứng nêu trên phát sinh từ loài nấm có tên khoa học là Elsinoë mangiferae. Triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như giống cây, bộ phận của cây, độ tuổi của mô vào thời điểm nhiễm nấm, sức sống và mức độ sum suê của cây. Các vết tổn thương nhỏ màu đen xuất hiện trên quả non. Các vết tổn thương màu nâu ngả xám, tròn hay các hình dạng không đều, hình thành trên lá khi quá trình nhiễm nấm phát triển. Lá trở nên nhăn nhàu, biến dạng và rụng lá. Các vết tổn thương phát triển thành các vết ghẻ màu nâu sáng, hay các mô hóa sẹo. Quả bị nhiễm nấm nghiêm trọng có thể rụng sớm trong khi những quả còn lại trên cây phát triển các mô hóa sẹo, khiến quả không thể bán được. Các vết tổn thương màu xám, hơi nổi cộm, màu hình bầu dục hay hình ê-líp xuất hiện trên các mô thân. Những khu vực xơ như gỗ bần, khá lớn, màu nâu vàng, cũng xuất hiện trên thân. Ở một số trường hợp hiếm, các vết tổn thương cũng xuất hiện trên lá. Các đốm nâu có quầng sáng xuất hiện và các vết tổn thương cũng phát triển ở mép lá. Các vết tổn thương trông như gỗ bần ở mặt lá tầng dưới cũng xuất hiện. Tình trạng rụng lá có thể xảy ra trong các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng.
Cho đến thời điểm này, chưa có phương pháp kiểm soát sinh học nào được tìm ra để đối phó loài nấm này. Tuy nhiên, các loại thuốc diệt nấm có chứa đồng có thể được sử dụng để xử lý những bộ phận của cây bị nhiễm bệnh.
Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Sử dụng các loại thuốc diệt nấm dạng oxiclorit đồng, hydroxit đồng hay oxit đồng ít nhất là giai đoạn cây mới nhú nụ hoa cho đến khi ra hoa theo nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 2 đến 3 tuần. Thay thế các loại thuốc diệt nấm có gốc đồng bằng mancozeb trong giai đoạn cây ra hoa và đậu quả. Trong các điều kiện ẩm ướt thuận lợi cho quá trình nhiễm nấm, cần sử dụng thuốc diệt nấm thường xuyên hơn để bù lại cho lượng thuốc bị rửa trôi và gia tăng hiệu quả xử lý.
Bệnh ghẻ ở xoài thường xuất hiện tại các vườn xoài ở vùng đất thấp. Mưa kéo dài ở các giai đoạn cây đang ra hoa hay mới đậu quả có thể dẫn đến tình trạng các triệu chứng nhiễm bệnh. Chỉ có mô cây còn non mới dễ nhiễm nấm và quả chỉ đủ sức đề kháng với bệnh khi đạt đến một nửa kích cỡ cần thiết. Loài nấm hại này chỉ tồn tại trên các mô cây còn sống. Các bào tử nấm có thể phát tán nhờ gió hay nước mưa hắt, gây ra tình trạng nhiễm thứ cấp. Ngoài ra, chúng cũng sinh tồn trong tàn dư cây trồng. Các triệu chứng bệnh có thể dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh thán thư, ngoại trừ sự xuất hiện của các cơ cấu nổi cộm ở các tổn thương dạng ghẻ là điểm tương phản với các vết tổn thương không nổi cộm của bệnh thán thư.