Fusarium mangiferae
Nấm
Bệnh này phát sinh từ loài nấm có tên khoa học là Fusarium mangiferae. Kiểu biến dạng bộ phận sinh dưỡng thường được tìm thấy trên cây giống non. Cây giống tạo ra những chồi nhỏ có các lá nhỏ xếp như vảy cá, hình thành một dạng búi trên đầu chồi. Cây giống phát triển còi cọc rồi cuối cùng chết đi. Sự thay đổi ở chùy hoa có thể xuất hiện trong các trường hợp biến dạng cụm hoa. Các chùy hoa bị biến dạng nặng kết lại với nhau và mọc chen chúc. Những cây bị nhiễm bệnh phát triển bất thường với tình trạng các chồi và hoa mọc chen chúc dày đặc. Các điểm sinh trưởng như các chồi lá và thân tạo ra các chồi méo mó, có các lóng ngắn và lá mọc lởm chởm. Lá của cây nhiễm bệnh có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với lá của những cây lành mạnh. Quá trình phát triển của các bộ phận bình thường và những bộ phận bị biến dạng có thể cùng diễn ra đồng thời trên cùng một cây.
Sử dụng chiết xuất lá Cà độc dược lùn (Datura stramonium) (chất Alkaloid), Bồng bồng (Calotropis gigantea) và Sầu đâu (Azadirachtin) để giảm thiểu tình trạng nhiễm bệnh. Loài nấm đối kháng Trichoderma harzianum cũng có hiệu quả khống chế sự phát triển của mầm bệnh hại này. Cần phải tiêu hủy những cây bị nhiễm bệnh. Sử dụng nguyên vật liệu trồng trọt không nhiễm bệnh. Các cọc trụ cho cây giống bị nhiễm bệnh cũng không nên sử dụng.
Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Sản phẩm Captan 0.1% góp phần khống chế quá trình lây lan của bệnh này. Phun các loại thuốc trừ sâu như folidol hay metasystox được xem là một biện pháp khống chế bệnh. Nên phun carbendazim 0.1% theo đợt cách nhau 10, 15, hoặc 30 ngày trong giai đoạn cây ra hoa. Chất tăng trưởng NAA (Naphthalene Acetic Acid) hàm lượng 100 hay 200 ppm có công hiệu giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh mùa vụ sau. Phun các nguyên tố vi lượng như kẽm, bo và đồng trước khi cây nở hoa và sau khi thu hoạch quả đã được chứng minh là có khả năng khống chế hay giảm thiểu khả năng xuất hiện tình trạng biến dạng.
Bệnh này chủ yếu lan ra thông qua các cây giống bị nhiễm nấm. Độ ẩm quá mức trong đất, tình trạng nhiễm bọ, ve, nấm, vi-rút, các loại thuốc diệt cỏ và các hợp chất có độc tính khác là điều kiện hỗ trợ cho loài nấm hại này phát triển. Tình trạng thiếu hụt các nguyên tố sắt, kẽm và đồng cũng có thể gây ra tình trạng biến dạng ở cây. Bệnh này lan tràn chậm trong vườn trồng xoài. Nhiệt độ từ 10 - 15°C hỗ trợ cho nấm phát triển trong giai đoạn cây ra hoa.