Đậu gà & Đậu xanh

Bệnh thối khô rễ ở Đậu gà

Macrophomina phaseolina

Nấm

Tóm lại

  • Bệnh thối khô rễ phát triển thuận lợi hơn khi cây trồng đối mặt với các điều kiện áp lực về độ ẩm.
  • Trong các điều kiện thuận lợi, bệnh có thể gây ra mức tổn thất từ 50% đến 100% năng suất cây trồng.
  • Mầm bệnh sống trong đất cũng như trong hạt.
  • Lá và cuống lá héo rũ và úa vàng là các triệu chứng của bệnh, xuất hiện rõ ràng sau khi cây bước qua giai đoạn nở hoa.

Cũng có thể được tìm thấy ở


Đậu gà & Đậu xanh

Triệu chứng

Bệnh hại này bắt đầu xuất hiện với triệu chứng cây khô dần rải rác trên vườn trồng đậu gà. Các triệu chứng đầu tiên là lá úa vàng và khô dần. Lá bị nhiễm bệnh thường rụng xuống sau một hoặc hai ngày và toàn bộ cây chết đi trong vòng hai hoặc ba ngày sau đó. Lá và thân cây bị nhiễm bệnh thường có màu rơm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lá và thân ở tầng dưới chuyển sang màu nâu. Rễ cái sậm màu và khá giòn trong đất khô.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Lá, thân, vỏ, thịt quả, các sản phẩm chiết xuất dầu, ví dụ như chiết xuất dạng nước, và dầu của cây Sầu đâu có tác dụng ngăn chận quá trình phát triển của mầm bệnh M. phaseolina sống trong đất. Các chất đối kháng mầm bệnh/kiểm soát sinh học như Trichoderma viride và Trichoderma harzianum có hiệu quả giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh ở cây. Sử dụng kết hợp các sản phẩm T. harzianum + P. fluorescence (cả hai đều ở liều lượng là 5g/kg hạt) để xử lý hạt giống, sau đó là bón vào đất các sản phẩm T. harzianum + P. fluorescence được làm giàu với liều lượng 2.5kg/250kg phân chuồng (FYM) trong thời gian gieo hạt.

Kiểm soát hóa học

Trong mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Kiểm soát hóa học không hiệu quả trong việc đối phó với bệnh thối khô rễ vì loài nấm M. phaseolina này có thể tấn công rất nhiều loài cây ký chủ khác nhau và có thể sinh tồn trong đất suốt thời gian dài. Xử lý hạt bằng các loại thuốc diệt nấm có hiệu quả ở một mức độ nào đó đối với việc giảm thiểu tổn thất năng suất thu hoạch ở đậu gà vốn là loài cây đặc biệt nhạy cảm với bệnh ở giai đoạn cây con. Các biện pháp xử lý hạt giống bằng thuốc diệt nấm như carbendazim và mancozeb sau đó tưới đất sũng nước có thể giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh hại này một cách đáng kể.

Nguyên nhân gây bệnh

Đây là loại bệnh hại phát sinh từ thể sợi hoặc bào từ của một loài nấm sống trong đất có tên khoa học là Macrophomina phaseolina. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột khi nhiệt độ xung quanh đạt đến mức 30 - 35°C. Khi nhiệt độ và áp lực về độ ẩm gia tăng dần, nấm phát triển dày đặc hơn tại các vùng nhiệt đới ẩm điển hình. Nhìn chung, bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn sau khi cây nở hoa và đậu quả, khiến cây bị nhiễm bệnh khô hoàn toàn. Nếu không gặp được cây ký chủ, mầm bệnh hại này sống trong đất như một loài nấm hoại sinh có tính cạnh tranh cao trên các xác hữu cơ sẵn có trong đất. Loài nấm M. phaseolina này có thể gây ra tổn thất lên đến 50 - 100% năng suất cây trồng dưới các điều kiện thích hợp.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Nếu có thể, hãy chọn gieo trồng các giống có sức chống chịu cao.
  • Gieo sớm các giống ngắn ngày để tránh thời kỳ nhiệt độ tăng cao trong giai đoạn đậu chín, từ đó giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên giám sát cánh đồng để phát hiện các triệu chứng của bệnh.
  • Duy trì độ ẩm thích hợp cho đất.
  • Cày sâu và loại bỏ các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh trong đất và tiêu hủy chúng, Sau khi thu hoạch, phơi đất để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Trồng cây trên luống cao và nên cày rồi tạo rãnh trên đất trước khi trồng.
  • Lên kế hoạch luân canh 3 năm với những loài cây trồng không phải là ký chủ của mầm bệnh này, ví dụ như cao lương hay cỏ cà ri.

Tải xuống Plantix