Cà chua

Bệnh thán thư

Colletotrichum spp.

Nấm

Tóm lại

  • Các vết thương tổn sũng nước (dạng vết nước loang) xuất hiện trên lá, thân và quả.
  • Những vết tổn thương hình bầu dục có viền mép sáng màu.
  • Phần thân bên dưới ngả sang màu nâu sẫm và thô ráp.
  • Rụng lá, ngã đổ thân cây hay chết khô đầu ngọn.

Cũng có thể được tìm thấy ở

25 Cây trồng
Hạnh nhân
Táo
Chuối
Hiển thị thêm

Cà chua

Triệu chứng

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh thán thư thay đổi tùy theo loài cây trồng, giống cây trồng và điều kiện môi trường nơi trồng trọt. Các vết tổn thương màu xám ngả vàng nâu xuất hiện trên lá, thân và quả cây. Các đốm ấy có thể có dạng tròn, bầu dục hay góc cạnh không đều, và có viền mép màu nâu sẫm, hoe đỏ hay tím. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, các vết tổn thương ấy gia tăng về mặt số lượng, lớn dần và hòa với nhau, chuyển sang màu nâu sẫm hoặc đen trong quá trình phát triển. Tâm của các vết tổn thương này dần chuyển sang màu xám và trong giai đoạn cuối của bệnh, xuất hiện các vệt đen nhỏ li ti phân tán ra ngoài. Gân chính của lá chuyển sang màu hoe đỏ cũng là triệu chứng thường gặp ở một số loài cây trồng mắc bệnh này. Trong những trường hợp nhiễm nặng, lá cây khô héo dần rồi đổ gục, gây ra hiện tượng cây rụng lá sớm. Trên thân, các vết tổn thương hình bầu dục kéo dài, sũng nước và hóa nâu với các viền mép sẫm màu hơn. Khi các vết tổn thương này lan rộng, chúng có thể ôm vòng quanh gốc thân, khiến cây héo rũ và đổ rạp. Tình trạng chết ngọn trên thân và nhánh cũng thường xuyên xuất hiện ở những loài cây bị nhiễm bệnh này.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Có thể phòng ngừa sự lây lan của loại bệnh hại này bằng cách ngâm hay nhúng ngập hạt hoặc nguyên liệu trồng trong nước ấm trước khi gieo trồng (với mức nhiệt độ và thời gian ngâm nhúng tùy thuộc vào loài cây trồng). Các loại thuốc sinh học cũng có thể góp phần khống chế quá trình nhiễm bệnh. Các sản phẩm có gốc từ nấm richoderma harzianum và các loài vi khuẩn như Pseudomonas fluorescens, Bacillus subtilis hoặc B. myloliquefaciens có thể được sử dụng như là một phần của quá trình xử lý hạt. Có thể phun các sản phẩm hữu cơ có gốc đồng đã được phê chuẩn để đối phó với loại bệnh hại này ở nhiều loài cây trồng khác nhau ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bệnh.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Có thể xử lý thuốc diệt nấm bên ngoài hạt giống hay nguyên liệu trồng để tiêu diệt bấm trước khi gieo trồng. Có thể phun các loại thuốc diệt nấm có chứa azoxystrobin, boscalid, chlorothalonil, maneb, mancozeb hay prothioconazole để phòng ngừa nhằm hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh cho cây (xin vui lòng kiểm tra kỹ công thức và các đề xuất cụ thể áp dụng cho từng loài cây trồng). Đã có báo cáo cho biết một số trường hợp nấm kháng một số loại thuốc. Ở một số trường hợp, không có cách phòng trừ hiệu quả đối với loại bệnh hại này. Cuối cùng, có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau khi thu hoạch bằng một loại sáp dùng cho thực phẩm để giảm thiểu tác động của bệnh đối với sản phẩm quả chuẩn bị xuất khẩu.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ nhiều loài nấm thuộc chi Colletotrichum spp. Chúng có thể sinh tồn trong đất, bám vào hạt giống, tàn dư cây trồng và các cây ký chủ thay thế đến 4 năm. Có hai cách lan truyền nấm từ cây này sang cây khác. Nhiễm nấm sơ cấp xảy ra khi các bào tử nấm trong đất, trên hạt giống hay nguyên liệu trồng tấn công cây giống trong quá trình nẩy mầm rồi phát triển một cách có hệ thống trong mô cây. Ở những trường hợp khác, bào tử nấm có thể phát tán nhờ nước mưa hắt sang các lá ở tầng thấp và bắt đầu phát triển và lan tràn trên cây mới. Trường hợp nhiễm nấm thứ cấp bắt đầu xảy ra khi các bào tử nấm được tạo ra trong các vết tổn thương trên lá hoặc quả, sau đó phát tán lên tầng cao hơn của cùng một cây, hoặc từ cây này sang các cây khác, nhờ nước mưa hắt, sương sớm, côn trùng chích hút hay quá trình canh tác. Các điều kiện nhiệt độ từ mát đến ấm áp (tối ưu là 20 - 30°C), các loại đất có độ pH cao, tình trạng tán lá ẩm ướt kéo dài, lượng mưa thường xuyên và tán lá rậm rạp là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và lan tràn. Chế độ bón phân cân bằng có thể giúp cây trồng ít nhiễm bệnh thán thư hơn.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Lựa chọn nơi trồng có lượng mưa thấp, nếu có thể thực hiện được.
  • Tạo điều kiện thoát nước tốt cho vườn trồng.
  • Sử dụng nguyên liệu trồng từ các cây khỏe mạnh hay từ các nguồn cung đã được chứng nhận.
  • Chọn trồng các giống có sức đề kháng cao hiện có trong khu vực.
  • Trồng thưa, giữ khoảng cách thông khoáng giữa các cây.
  • Giám sát vườn trồng thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
  • Loại bỏ những cây mọc tự nhiên và các loài cỏ dại trong vườn và xung quanh vườn.
  • Trồng các loài cây làm bẫy quanh vườn.
  • Thực hiện chế độ vệ sinh vườn tượt sạch sẽ, ví dụ như dọn sạch các tàn dư cây trồng trong vườn.
  • Tránh di chuyển máy móc, công cụ hay nhân lực trong vườn khi tán lá cây còn ẩm ướt.
  • Vệ sinh sạch sẽ công cụ làm vườn một cách cẩn thận.
  • Khi cần thiết, chỉ tưới cây vào lúc sáng sớm và đảm bảo cho tán lá khô ráo trước khi đêm xuống.
  • Thu hoạch sớm để tránh các triệu chứng tồi tệ nhất.
  • Lưu trữ quả ở môi trường thoáng khí.
  • Để lại tàn dư cây trồng trên nền đất vườn cho nấm mốc phân hủy hoặc chôn sâu để tàn dư cây trồng trong đất.
  • Lên kế hoạch luân canh dài hạn (3 - 4 năm trở lên) với các loài cây trồng không phải là ký chủ của bệnh này.

Tải xuống Plantix