Đậu tương

Bệnh thối thân Đậu tương

Diaporthe phaseolorum var. sojae

Nấm

5 mins to read

Tóm lại

  • Những vết đen mọc thành dãy thẳng hàng xuất hiện trên thân, cuống và quả.
  • Chất lượng hạt sụt giảm.
  • Lớp mốc trắng như phấn xuất hiện trên bề mặt hạt.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu tương

Triệu chứng

Triệu chứng dễ nhận ra nhất của bệnh thối thân là sự hiện diện của túi bào tử nấm (cơ quan sinh sản của nấm) dưới dạng các đốm nhỏ, cộm, màu đen, xếp thành dãy trên thân, quả và cuống lá rụng của cây cuối mùa vụ. Những phần bên trên của cây bị nhiễm bệnh có thể chuyển sang màu vàng và chết đi. Những hạt bị nhiễm bệnh thối thân thường bị nứt vỡ, nhăn nhúm, xỉn màu và có thể bị che phủ bởi lớp mốc xám. Những bộ phận của cây bị nhiễm bệnh có thể chết sớm.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Hiện nay chưa có biện pháp khống chế sinh học nào có hiệu quả đối phó bệnh này. Nếu bạn biết bất cứ phương pháp nào có hiệu quả giảm thiểu khả năng mắc phải cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh nêu trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Kiểm soát hóa học

Trong mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Các loại thuốc diệt nấm phun trên lá có thể bảo vệ chất lượng hạt nếu được sử dụng gần với thời điểm cây bắt đầu hình thành hạt. Các loại thuốc diệt nấm được sử dụng từ giai đoạn đậu quả cho đến cuối giai đoạn phát triển của quả sẽ giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh trên hạt. Những hạt bị nhiễm bệnh cần phải được xử lý (bằng các loại thuốc diệt nấm như Benomyl) trước khi gieo trồng.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thối thân đậu tương phát sinh từ các loài nấm có tên khoa học là Diaporthe phaseolorum, cũng thường được gọi với cái tên là Phomopsis sojae. Chúng sinh tồn qua mùa đông trên các hạt bị nhiễm bệnh cũng như các tàn dư cây trồng. Những hạt bị nhiễm nấm sẽ bị nhăn nhúm, nứt vỡ và bao phủ bởi hệ sợi nấm màu trắng. Hạt bị nhiễm bệnh nghiêm trọng có thể không nẩy mầm được. Các giai đoạn thời tiết ấm và ẩm kéo dài trong thời gian quả phát triển và chín tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lan tràn từ quả vào bên trong hạt. Các điều kiện quá ẩm là yếu tố thuận lợi cho bệnh lan tràn trên thân cây trong giai đoạn nẩy quả. Bệnh này có thể gây ra các tổn thất thu hoạch và giảm thiểu chất lượng hạt nghiêm trọng.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng hạt giống chất lượng cao và không nhiễm bệnh để gieo trồng.
  • Không nên tránh đậu tương ở ruộng vườn đã nhiễm bệnh thối thân trước đó.
  • Kiểm tra cây hai tuần một lần, từ giai đoạn cây nẩy quả cho đến khi quả chín để thu hoạch, để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh thối thân.
  • Loại bỏ khỏi ruộng vườn các loài cỏ dại là cây ký chủ thay thế của bệnh, ví dụ như mãnh ma (cỏ dại nhung) và cỏ tam khôi.
  • Thu hoạch trễ gia tăng rủi ro nhiễm bệnh thối thân và do cây có khuynh hướng tiếp xúc trực tiếp với các điều kiện mát và ẩm là yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển.
  • Thu hoạch kịp thời và thực hiện chế độ canh tác hợp lý có thể giảm thiểu số lượng mầm bệnh.
  • Thực hiện chế độ luân canh đậu tương với các loài cây trồng không phải là cây ký chủ của bệnh này, ví dụ như ngô hay lúa mì.

Tải xuống Plantix