Cadophora gregata
Nấm
Bệnh xuất phát từ một loài nấm có tên khoa học là Phialophora gregata. Loài nấm này có thể sinh tồn trong các tàn dư cây đậu tương sau khi thu hoạch. Mầm bệnh tấn công rễ đậu vào đầu mùa vụ nhưng cây vẫn không có biểu hiện nhiễm bệnh cho đến khi đậu quả. Thông thường, hiện tượng hóa nâu các mô mạch trong cây xuất hiện cùng với tình trạng úa vàng và mô chết (hoại tử) ở lá. Ở một số trường hợp, cây nhiễm bệnh chỉ có biểu hiện hóa nâu các mô mạch bên trong.
Duy trì độ pH trong đất bằng 7 để giúp cây giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh thối nâu thân.
Các loại thuốc diệt nấm phun trên lá không có hiệu quả đối phó bệnh thối nâu thân này. Hơn nữa, các loại thuốc diệt nấm dùng để xử lý hạt cũng không có hiệu quả vì chỉ có thể bảo vệ cây con nhưng không đủ hiệu lực để ngăn chận rủi ro nhiễm bệnh khi chất hoạt chất trong thuốc đã bị phân giải qua thời gian.
Mầm bệnh thối nâu thân sống sót trong tàn dư cây đậu tương đã bị nhiễm bệnh trước đó trong giai đoạn mầm bệnh đã ký sinh trên cây. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào các điều kiện môi trường, thổ nhưỡng và hệ thống quản lý cây trồng. Các triệu chứng nhiễm bệnh ở thân và lá xảy ra nghiêm trọng nhất khi nhiệt độ không khí ở mức 60 - 80°F (17 đến 27°C).