Ngô/Bắp

Bệnh thối thân ngô

Gibberella fujikuroi

Nấm

Tóm lại

  • Thân cây yếu.
  • Các kết cấu nấm cỡ nhỏ, màu đen, xuất hiện trên thân.
  • Bắp bạc màu.
  • Cây phát triển còi cọc.

Cũng có thể được tìm thấy ở


Ngô/Bắp

Triệu chứng

Các triệu chứng nêu trên có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có thể dễ dàng phát hiện cây bị nhiễm bệnh dựa trên chiều cao bất thường, tình trạng phát triển nhợt nhạt, còi cọc và dài ngoằng. Hạt nhiễm bệnh có những vết thương tổn, thối rữa và biến dạng. Thân cây nhiễm bệnh có vỏ cây bị đổi màu, mốc meo, cằn cỗi hay cong xoắn. Lá nhiễm bệnh có màu bất thường và mốc meo. Phần ngọn bị nhiễm bệnh có những vết thương tổn, đóng vảy màu đen hay nâu và bắp bị thối rữa. Toàn bộ cây nhiễm bệnh có biểu hiện ngã rạp, sớm già yếu. Cây con nhiễm bệnh có biểu hiện tàn lụi.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Phun các loại chiết xuất sầu đâu để khống chế số lượng các loài côn trùng mang mầm bệnh. Sử dụng các tác nhân kiểm soát sinh học như các loài nấm đối kháng thuộc chi Trichoderma spp. để chặn mầm bệnh. Vi khuẩn Pseudomonas fleurosense cũng có hiệu quả khống chế bệnh thối thân ở ngô. Cả hai thành phần này có thể dùng để xử lý hạt giống cũng như bón vào đất khi hòa với 250 kg phân chuồng (FYM).

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Xử lý hạt giống bằng dung dịch mancozeb 50% và carbendazim 25% trước khi gieo.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh hại này phát sinh từ loài nấm tồn tại trong đất có tên khoa học là Gibberella fujikuroi. Mầm bệnh là các bào tử nấm phát tán nhờ gió và mưa, thâm nhập vào bắp ngô qua những thương tổn. Cây bị nhiễm bệnh từ khi hạt nảy mầm cho đến khi hoa đực nhú ra nhưng các triệu chứng chỉ xuất hiện rõ ràng ở những giai đoạn sau. Mầm bệnh này sinh tồn trong hạt, tàn dư cây trồng nhiễm bệnh còn sót lại từ mùa vụ trước hoặc hay trên vật chủ thay thế như cỏ. Bệnh lan truyền khi bào tử nấm nhiễm lên cây qua râu, rễ và thân ngô. Bào tử nấm thâm nhập vào bắp ngô chủ yếu là thông qua những tổn thương do hoạt động kiếm ăn của côn trùng. Chúng nẩy mầm và xâm thực dần vào các hạt bắt đầu từ những điểm thâm nhập như thế. Chúng cũng có thể xâm thực cây bắt đầu từ rễ và di chuyển dần lên thân qua quá trình sinh trưởng. Cây có thể bị nhiễm bệnh khi gặp áp lực về điều kiện môi trường, nhưng các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng khác thường trong thời tiết ấm (26 - 28°C) và ẩm ướt lúc cây bước vào giai đoạn ra hoa.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng hạt giống không nhiễm bệnh để gieo trồng và sử dụng những giống ngô có sức chống chịu cao như SC 637.
  • Bảo đảm cho thân cây phát triển mạnh và khỏe bằng cách giảm thiểu tối đa các áp lực về điều kiện môi trường.
  • Hạn chế mật độ cây từ 28.000 đến 32.000 cây trên mỗi mẫu Anh (0,4 héc-ta) bằng cách trồng cách khoảng 70 - 90 cm giữa các hàng và 30 - 50 cm giữa các cây để có thể dễ dàng phát hiện các cây có thân bị thối rữa.
  • Đảm bảo chế độ tưới nước cho cây, khống chế cỏ dại và duy trì mức dưỡng chất thích hợp cho đất.
  • Giám sát cây trồng một cách cẩn trọng, chú tâm phát hiện những vệt sọc trắng trên bề mặt hạt, tình trạng hóa vàng ở lá non và các triệu chứng héo rũ của cây ở giai đoạn ra hoa và màu nâu đỏ của thân cây bị nhiễm bệnh ở giai đoan ban đầu.
  • Khống chế sự phát triển của các loài sâu đục thân vì chúng góp phần phân tán mầm bệnh.
  • Bảo đảm chế độ bón phân hợp lý trong các giai đoạn cuối quá trình tăng trưởng của cây.
  • Loại bỏ và chôn vùi kỹ những cây bị nhiễm bệnh.
  • Cày đất để chôn vùi tàn dư cây trồng của vụ mùa bị nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ kho chứa.
  • Trước khi cho vào kho, sấy hạt cho đến khi độ ẩm của hạt hạ xuống đến mức 15% hay thấp hơn.
  • Trữ hạt ở trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thấp.
  • Sau 3 năm trồng ngô, nên áp dụng chế độ luân canh với các loài rau đậu hay đậu nành.

Tải xuống Plantix