Myrothecium roridum
Nấm
Những triệu chứng điển hình của bệnh này là ngọn và thân bị thối, trên mặt lá xuất hiện những đốm tròn đồng tâm màu nâu. Trong điều kiện độ ẩm cao, lá xuất hiện những vết màu đen nổi và những búi màu trắng có thể phát triển thành các vết thương tổn - dấu hiệu điển hình của bệnh. Đối với các cây trồng ở vườn, các triệu chứng thường bắt đầu từ việc xuất hiện thối rữa mềm màu nâu ở ngọn và sát cuống lá. Khi những vết thương tổn này phát triển dần dọc theo thân, những búi màu trắng nhỏ xuất hiện trên các mô bị nhiễm bệnh. Những đốm nâu ngả đen nhỏ không đều xuất hiện trên lá. Các đốm này dần hình thành vòng tròn đồng tâm rõ ràng ở giữa. Về sau, các vết thương tổn cũ có thể hợp lại và được bao phủ bằng những đốm trắng nhỏ li ti. Khi khô đi, phần trung tâm của các vết thương tổn mỏng đi như giấy, ngả sang màu trắng và có thể thủng, để lại những lỗ đạn không đều trên lá. Toàn bộ cây có thể bị ngã đổ ở các giai đoạn cuối của bệnh nhưng quả trên cây lại hiếm khi bị ảnh hưởng.
Hiện nay không tìm được biện pháp sinh học nào để phòng chống bệnh đốm lá do nấm Myrothecium. Xin vui lòng liên hệ chúng tôi nếu bạn biết được bất kỳ biện pháp xử lý sinh học nào có hiệu quả đối với loại nấm này.
Hãy luôn xem xét đến giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa, thao tác trồng trọt và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Khi quan sát thấy các triệu chứng ban đầu của bệnh, phun thuốc mancozeb hay oxychloride đồng theo liều lượng 2kg/ha và phun lặp lại như thế từ hai đến ba lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Nếu nhiễm bệnh vào thời kỳ cuối của mùa vụ, hãy nhớ rằng cần phải có một khoảng thời gian ngưng dùng thuốc trước ngày thu hoạch.
Nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh này là do loài nấm Myrothecium rodirum, một mầm bệnh gây thối định kỳ ở ngọn và thân của nhiều loại cây trồng theo vụ mùa cũng như các loại cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Bệnh lan rộng theo nhiều cách, ví dụ như thông qua các quy trình và thao tác bất cẩn trong suốt quá trình cấy ghép, tưới phun, các vết thương do côn trùng hay tác động cơ học. Các mô bị tổn thương trở thành nơi nấm xâm nhập, từ đó nấm có thể xâm hại vào cây trồng. Diễn tiến và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đều gia tăng trong điều kiện khí hậu nóng ấm và độ ẩm cao. Sử dụng phân bón quá mức cũng có thể khiến tán lá phát triển quá xum xuê, dẫn đến tình trạng lây nhiễm bộc phát khi nấm đã phát triển và xâm nhập vào cây.