Đậu tương

Bệnh đốm phấn/sương mai ở Đậu tương

Peronospora manshurica

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm nhỏ màu xanh nhạt xuất hiện ở mặt trên lá.
  • Về sau, các vết tổn thương ấy chuyển sang màu nâu với một quầng sáng.
  • Mặt dưới lá trông xám và xơ xác.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu tương

Triệu chứng

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh đốm phấn/sương mai xuất hiện trên cây non, nhưng bệnh không phát triển trên ruộng vườn cho đến cuối giai đoạn sinh dưỡng hoặc đầu giai đoạn sinh sản của cây. Thoạt đầu, những đốm vàng nhợt nhạt, nhỏ và có hình dáng không đồng đều, xuất hiện ở mặt trên lá. Về sau, chúng chuyển sang màu nâu xám với viền màu vàng nhạt. Ở mặt dưới lá, các đốm có màu xám và xơ xác do sự hiện diện của mầm bệnh. Các triệu chứng bệnh thường diễn ra ở mức độ thấp trên khắp tán lá của cây trồng. Khi quả bị nhiễm bệnh, một khối sinh thể phát triển như hệ sợi nấm có lớp vỏ bao phủ xuất hiện trong quả. Khi quả bị nhiễm nấm có màu trắng xỉn và bị nấm bao phủ một phần hay toàn bộ. Kích cỡ và hình dáng của các vết tổn thương thay đổi tùy thuộc vào mức độ trưởng thành của lá. Những vết tổn thương cũ có thể chuyển sang màu nâu xám ngả nâu sẫm với đường viền màu vàng hay nâu. Lá bị nhiễm nấm nghiêm trọng chuyển từ màu vàng sang màu nâu và rụng sớm.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến thời điểm này, chưa có bất cứ biện pháp khống chế sinh học nào có hiệu quả đối phó mầm bệnh này. Nếu bạn biết bất cứ phương pháp nào có hiệu quả giảm thiểu khả năng mắc phải cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh nêu trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Nên sử dụng các loại thuốc diệt nấm như metalaxyl, oxadixyl, cùng với mancozeb, maneb hay zineb để xử lý hạt.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đốm phấn (sương mai) phát sinh từ một sinh thể giống như nấm có tên khoa học là Peronospora manshurica. Nó sống qua mùa đông trên ruộng vườn dưới dạng các bào tử có vách ngăn dày trong các tàn dư lá cây và, trong một số trường hợp, trên hạt giống. Bệnh xuất hiện thường xuyên nhất sau khi cây bắt đầu ra hoa. Lá non dễ mẫn cảm với các triệu chứng bệnh hơn cả, và lá bị nhiễm bệnh thường được tìm thấy ở đầu ngọn cây. Các vết tổn thương trên những cây trưởng thành có thể gia tăng về mặt số lượng nhưng có kích cỡ trông nhỏ hơn trên những lá trưởng thành hơn. Bệnh phát triển thuận lợi trong các điều kiện nhiệt độ ôn hòa (20 - 22°C) và độ ẩm cao. Nấm gây bệnh đốm phấn sống qua mùa đông trên ruộng vườn dưới dạng các bào tử (noãn bào tử) có vách ngăn dày bám trong các tàn dư lá cây và trên hạt. Sự phát triển của bệnh chủ yếu tùy thuộc vào thời tiết. Khi độ ẩm hạ xuống, mầm bệnh đốm phấn sẽ khó lòng phát triển và lan truyền sang mùa vụ kế tiếp. Đến khi gặp điều kiện mưa nhiều, liên tục, và độ ẩm tăng cao, bệnh hại này sẽ tiếp tục phát triển.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng hạt từ các giống kháng bệnh đã được chứng nhận để gieo trồng.
  • Không nên trồng dày hoặc bón quá nhiều phân.
  • Khả năng nhiễm bệnh đốm phấn/sương mai có thể giảm thiểu nếu áp dụng chế độ luân canh đậu tương với các loài cây trồng không phải lá ký chủ trong thời gian tối thiểu là một năm.
  • Chôn vùi các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh để giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh đốm phấn/sương mai trong năm tiếp theo.

Tải xuống Plantix