Lúa nước

Bệnh đốm vòng ở Lúa

Alternaria padwickii

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm tròn và bầu dục có rìa màu nâu đậm.
  • Các hạt có thể teo tóp, trở nên giòn và dễ vỡ.
  • Toàn thân cây trông tàn rụi và héo rũ.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Các triệu chứng xuất hiện trên lá và hạt đang chính. Các vết bệnh nhỏ sẫm màu xuất hiện trên rễ hay lá non. Các bộ phận của cây mạ bên trên những vết bệnh bị tàn rụi và có thể chết đi. Các đốm tròn và bầu dục (đường kính từ 3-10 mm) có rìa màu nâu sẫm xuất hiện trên lá. Các đốm ấy lớn dần, để lộ ra nhiều đốm màu trắng hay nâu nhật ở vùng trung tâm. Các hạt có thể teo tóp, trở nên giòn và dễ vỡ. Hạt bị nhiễm bệnh thường có sẫm màu, phủ bụi phấn, giòn, teo tóp và giảm sức sống. Trên mày hoa, các đốm nâu đỏ xuất hiện. Các hạt có thể teo tóp, trở nên giòn và dễ vỡ.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Xử lý hạt giống bằng Thiram, Captan hay Mancozeb ở liều lượng 2g/kg. Xử lý hạt bằng nước nóng ở nhiệt độ 54°C suốt 15 phút để đạt hiệu quả nẩy mầm và khử mầm bệnh cao nhất. Đốt sạch các gố rạ và rơm trên đồng. Sử dụng một công thức thuốc sinh học dạng bột mềm có gốc từ loài vi khuẩn sống ở bầu rễ lúa có tên là pseudomonas flourescens với liều lượng là 5-10g mỗi kg.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét sử dụng một phương thức dung hợp với các biện pháp phòng ngừa kết hợp với các cách thức xử lý sinh học, nếu có thể áp dụng được. Áp dụng các đợt phun các loại thuốc diệt nấm như Chlorothalonil, Mancozeb, Carboxin, Polyoxin và Iprobenfos để khống chế tình trạng bạc màu hạt.

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây ra bệnh này là nấm T. Padwickii, một loài nấm sinh sản vô tính sống và lây truyền bệnh qua hạt giống lúa. Loài nấm này là thủ phạm gây ra tình trạng bạc màu hạt, thối rễ và tàn lụi cây mạ. Sự xuất hiện của loài nấm này đã được ghi nhận chủ yếu tại các vùng nhiệt đới. Độ ẩm và các mức nhiệt độ cao là yếu tố có lợi cho sự phát triển của loài nấm này. Nó có thể sinh tồn dưới dạng hạch nấm trong tàn dư cây trồng và đất.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các hạt giống không bị nhiễm bệnh để gieo trồng.
  • Thực hành cấy lúa theo hàng (khoảng cách 15, 20 và 25 cm).
  • Chỉ sử dụng hạt giống đã được kiểm nghiệm và chứng nhận để ngăn ngừa việc du nhập các mầm bệnh sống trong hạt giống vào các vùng trồng lúa hoặc gia tăng mầm bệnh tại các vùng đã nhiễm bệnh từ trước.
  • Đốt gốc rạ để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh ở mùa sau.
  • Phơi khô hạt đúng cách trước khi lưu kho để giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh về sau.

Tải xuống Plantix