Dưa

Bệnh sương mai ở các cây thuộc họ Bầu bí

Pseudoperonospora cubensis

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm lá màu vàng xuất hiện ở mặt trên lá.
  • Dạng cấu trúc mịn như nhung, màu xám nhạt, phát triển ở mặt dưới lá.
  • Các chồi non, hoa và quả phát triển thấp bé và yếu ớt.
  • Cây phát triển còi cọc.

Cũng có thể được tìm thấy ở

5 Cây trồng
Mướp đắng
Dưa chuột
Dưa
Bí ngô
Hiển thị thêm

Dưa

Triệu chứng

Mặc dù có sự khác biệt nhỏ tùy theo từng loài cây trồng, bệnh sương mai trên các cây thuộc họ bầu bí thường có đặc trưng là sự phát triển của các đốm lá màu vàng, có góc cạnh, ở mặt trên của lá và không lan rộng ra ngoài các gân chính. Tình trạng úa vàng giữa các gân lá này dần dần hình thành một dạng khảm màu vàng ngả nâu không nên bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm vi-rút. Ở mặt dưới lá, các tổn thương bủng nước xuất hiện ngay bên dưới những đốm vàng nêu trên, dần dần chuyển sang dạng mịn màn như nhung, có màu xám nhạt, trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, độ ẩm cao và kéo dài. Vì loài nấm gây bệnh này hút chất dinh dưỡng từ cây nên có thể khiến cây bị thấp lùn, chồi non, hoa hoặc quả thui chột và chết dần, dẫn đến tình trạng cây phát triển còi cọc và cho năng suất kém. Không giống như triệu chứng của bệnh phấn trắng, lớp phủ nấm mốc chỉ xuất hiện ở mặt dưới của lá và sự phát triển của nó bị hạn chế bởi các gân chính. Hơn nữa, lớp phủ ấy không thể được loại bỏ một cách dễ dàng.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Trên thị trường đã có bán các sản phẩm xử lý sinh học để đối phó với loài nấm hại này. Trong trường hợp nhiễm nhẹ, tốt hơn là không nên làm gì và đợi cho đến khi thời tiết trở nên tốt hơn. Trong một số trường hợp, các loại thuốc diệt nấm hữu cơ có tác dụng phòng ngừa trước khi nhiễm bệnh có thể giúp cây tránh bị nhiễm nấm, bao gồm các loại thuốc diệt nấm có gốc kim loại đồng, chẳng hạn như hỗn hợp Bordeaux.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Các loại thuốc diệt nấm bảo vệ có thể giúp ngăn ngừa cây bị nhiễm bệnh nhưng cần phải phun thuốc vào mặt dưới của lá. Có thể sử dụng các chế phẩm thuốc diệt nấm có chứa mancozeb, chlorothalonil hoặc các hợp chất có gốc kim loại đồng. Thuốc diệt nấm sau nhiễm bệnh phải được sử dụng ngay sau khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên. Các loại thuốc diệt nấm sau nhiễm bệnh thường được sử dụng là: mefenoxam, strobilurin, fluopicolide, famoxadone + cymoxanil, cyazofamid và zoxamide. Đã quan sát thấy dấu hiệu kháng thuốc đối với một số các sản phẩm nêu trên.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên phát sinh từ một loài nấm thuộc nhóm nấm mốc nước có tên khoa học là Pseudoperonospora cubensis. Đó là một lài nấm ký sinh chỉ tồn tại được trong các mô thực vật sống. Chúng gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực cây có bóng râm với điều kiện mát mẻ và ẩm ướt (đẫm sương, sương mù dày, mưa nhiều) và nhiệt độ trong khoảng 15-23°C. Chúng sống qua mùa đông trong các tàn dư thực vật hoặc chồi cây bị nhiễm bệnh, hay trên các cây ký chủ thay thế (hoa màu và các loài cỏ dại). Bào tử nấm phát tán theo gió, luồng không khí và nước mưa hắt đến các mô thực vật khỏe mạnh trong điều kiện thuận lợi. Sau khi tiếp xúc một cây ký chủ dễ bị tổn thương, các bào tử nảy mầm và tạo ra các cấu trúc xâm nhập vào các mô thực vật thông qua các khí khổng tự nhiên ở mặt dưới của lá. Ở đó, chúng bắt đầu lan rộng, cuối cùng phát triển vượt ra ngoài các mô bên trong lá cây và hình thành lớp phủ mốc sương đặc trưng bên ngoài mặt dưới lá. Tại đó, chúng sinh ra các bào tử để tiếp tục lan truyền bệnh ở phạm vi rộng hơn.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Đảm bảo chỉ sử dụng các hạt giống và sản phẩm chiết ghép không nhiễm bệnh.
  • Trồng các cây thuộc họ bầu bí sớm ở đầu mùa vụ.
  • Tạo khoảng cách rộng rãi giữa các cây.
  • Trồng cây ở những địa điểm thông thoáng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và chọn đúng hướng.
  • Chọn các giống kháng bệnh, nếu có.
  • Giữ cho cây khô ráo, ví dụ như sử dụng hệ thống thông gió thích hợp.
  • Tưới nước vào buổi sáng chứ không phải vào buổi tối.
  • Đảm bảo đất được thoát nước tốt và không nên làm việc trên ruộng vườn khi lá cây còn ướt.
  • Giữ cho cành nhánh của dây leo không chạm mặt đất bằng cách ràng buộc hợp lý.
  • Đảm bảo bón phân cân đối để cây phát triển khỏe mạnh.
  • Có thể sử dụng các loại thuốc tăng cường sức sống của cây.
  • Khống chế các loài cỏ dại trong và xung quanh ruộng vườn.
  • Loại bỏ tàn dư cây trồng ra khỏi ruộng vườn.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ và thiết bị làm việc và đảm bảo những người làm việc trên ruộng vườn rửa sạch tay chân trước khi chuyển từ vườn này sang vườn khác.
  • Tránh phân phối đất và cây bị nhiễm bệnh từ ruộng vườn này sang ruộng vườn khác.

Tải xuống Plantix