Cà chua

Bệnh mốc lá Cà chua

Mycovellosiella fulva

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm có màu xanh nhạt ngả vàng nhạt lan ra ở mặt trên lá.
  • Các mảng màu xanh lục sẫm ngả tím xám xuất hiện ở mặt dưới lá.
  • Lá khô và quăn.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Cà chua

Triệu chứng

Các triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai mặt của tán lá và đôi khi xuất hiện trên quả. Lá già bị ảnh hưởng đầu tiên, sau đó bệnh dần tiến triển và lan đến các lá non. Ở mặt trên lá xuất hiện các đốm nhỏ màu xanh nhợt hay hơi vàng, có đường viền không rõ ràng. Ở mặt dưới lá xuất hiện các mảng màu xanh lục sẫm ngả tím xám như nhung ngay bên dưới các đốm lá. Đó là những mảng cấu trúc nấm sản sinh ra các bào tử và các đốm bào tử đã được tạo thành (bào tử đính). Qua thời gian, khi các đốm lớn dần, màu của các lá bị nhiễm nấm chuyển từ hơi vàng (úa vàng) sang nâu (mô chết) và lá bắt đầu khô cong lại. Lá rụng sớm, dẫn đến tình trạng rụng lá khi bệnh tiến triển đến mức nghiêm trọng. Đôi khi, các mầm nấm ấy gây ra các triệu chứng bệnh khác nhau ở hoa hoặc quả. Hoa có thể chuyển sang màu đen và sẽ chết trước khi kết quả. Quả xanh và quả chín sẽ hình thành các khu vực có hình dạng bất thường màu đen, mượt trên cuống quả. Khi bệnh tiến triển, khu vực nhiễm bệnh trũng xuống, khô đi và dai.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Nên xử lý hạt giống với nước nóng (122°F hay 50°C trong vòng 25 phút) để đối phó mầm bệnh trên hạt. Các loài nấm Acremonium strictum, Dicyma pulvinata, Trichoderma harzianum hay T. viride và Trichothecium roseum là các loài đối kháng với loài nấm mốc M. fulva, và chúng có thể được sử dụng để giảm thiểu khả năng lây lan của loài nấm mốc ấy. Trong các cuộc thử nghiệm ở nhà kính, sự phát triển của loài nấm mốc M. fulva trên cà chua bị ức chế bởi các loài nấm A. strictum, Trichoderma viride strain 3 và T. roseum ở các mức tương ứng là 53%, 66% và 84%. Ở quy mô nhỏ hơn, phun hỗn hợp giấm táo, tỏi và sữa có thể sử dụng để đối phó loài nấm mốc này.

Kiểm soát hóa học

Luôn cân nhắc khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Việc sử dụng các loại hóa chất cần được thực hiện trước khi cây nhiễm nấm khi các điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh. Các chế phẩm được đề xuất để sử dụng trên đồng ruộng là chlorothalonil, maneb, mancozeb và các công thức hóa học có gốc kim loại đồng. Đối với các khu nhà kính, nên sử dụng các hóa chất như difenoconazole, mandipropamid, cymoxanil, famoxadone và cyprodinil.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ một loài nấm mốc có tên là Mycovellosiella fulva. Các bào tử của loài nấm này có thể tồn tại mà không có vật ký chủ suốt 6 tháng đến một năm ở nhiệt độ trong phòng (không bắt buộc phải sống trong điều kiện ấy). Tình trạng ẩm ướt kéo dài và độ ẩm trên 85% là điều kiện thuận lợi để bào tử sản sinh. Các bào tử cần có điều kiện nhiệt độ từ 4°C đến 34 °C để nẩy mầm, nhiệt độ tối ưu là 24-26°C. Các điều kiện khô ráo và thiếu nước bên ngoài lá cây gây bất lợi cho quá trình nẩy mầm của chúng. Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi ghép cây, với sự hình thành các đốm trên cả hai mặt của phiến lá. Ở mặt dưới lá, một lượng lớn cấu trúc nấm sinh sản bào tử được hình thành và các bào tử dễ dàng lan từ cây này sang cây khác nhờ gió và nước hắt, qua công cụ và thiết bị làm việc, quần áo của công nhân làm vườn và các loài côn trùng. Mầm bệnh thường nhiễm vào lá bằng cách thâm nhập qua các lỗ thở (khí khổng) của lá trong điều kiện có độ ẩm cao.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng hạt giống không nhiễm bệnh đã được chứng nhận.
  • Trồng các giống có sức đề kháng hay chống chịu cao tại địa phương, nếu có.
  • Trồng sớm để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Điều chỉnh khoảng cách giữa các hàng và cây để tăng lưu thông khí và giảm độ ẩm trên tán lá.
  • Giám sát vườn để phát hiện các dấu hiệu về bệnh và tỉa bỏ các cây bị nhiễm bệnh ngay khi phát hiện ra.
  • Không nên bón thừa phân đạm.
  • Tăng cường độ thoáng khí bên trong nhà kính.
  • Duy trì độ ẩm tương đối dưới 85% và nhiệt độ về đêm cao hơn nhiệt độ bên ngoài (áp dụng với nhà kính).
  • Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và tránh tưới nước trên vòm lá.
  • Sử dụng cọc, dây, hoặc tỉa bớt cây để giữ cho cây luôn đứng thẳng và cho phép không khí lưu thông quanh cây.
  • Loại bỏ và tiêu hủy (đốt) mọi tàn tích của cây sau khi thu hoạch.
  • Vệ sinh khu nhà kính giữa những mùa vụ và duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt đối với công cụ, thiết bị làm vườn cũng như đối với các công nhân làm vườn.

Tải xuống Plantix