Bông vải

Bệnh thối rễ Bông vải

Macrophomina phaseolina

Nấm

Tóm lại

  • Cây héo rũ và rụng lá.
  • Cây có thể bị đổ rạp.
  • Vỏ rễ chuyển sang màu vàng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Bông vải

Triệu chứng

Héo úa cây bông vải là triệu chứng đầu tiên của bệnh này và, trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng rụng lá toàn bộ hay ngã đổ có thể xảy ra sau đó. Tình trạng héo úa phát triển nhanh chóng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh này, và tình trạng rễ bị thối là đặc điểm giúp chúng ta phân biệt bệnh này với các mầm bệnh khác có thể gây ra triệu chứng tương tự. Ban đầu, chỉ có một vài cây trên cánh đồng bị nhiễm bệnh, nhưng sau một thời gian thì bệnh lan đến các cây khác quanh các cây đã bị bệnh rồi lây lan khắp cánh đồng. Thực chất, triệu chứng cây héo úa diễn ra bên trên mặt đất là biểu hiện muộn của tình trạng thối rễ bên dưới mặt đất, khiến quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đến các bộ phận bên trên mặt đất của cây bị ngưng trệ, Cuối cùng, các cây nhiễm bệnh mất rễ, không thể đứng vững, dẫn đến tình trạng đổ rạp hay bật gốc khỏi mặt đất dễ dàng khi gặp gió. Vỏ rễ vàng vọt so với rễ của cây lành mạnh và thường gẫy vụn.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến ngày hôm nay, chưa có chất sinh học nào được xác định là có hiệu quả khống chế bệnh thối rễ bông vải. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn biết bất cứ biện pháp xử lý có thể giúp hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại của bệnh này nơi cây bông vải. Một số loài nấm thuộc chi Trichoderma cho thấy kết quả đầy hứa hẹn rằng chúng có thể gia tăng đáng kể tỷ lệ sống sót của các cây giống bông vải sau khi được xử lý, và chúng đang được nghiên cứu để phát triển thành sản phẩm thương mại. Một số chất hữu cơ có bao gồm kẽm sul-phat có thể được sử dụng để phun để hạn chế bệnh lây lan.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Xử lý hạt và đất với các hóa chất khác nhau có chứa các chất diệt nấm như thiabendazole, thiram, thiophanate methyl, kẽm sul-phat và captan có hiệu quả khống chế tỷ lệ nhiễm của bệnh thối rễ ở cây.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ một loài nấm sống trong đất và hạt cây, có tên khoa học là Macrophomina phaseolina. Đó là loài nấm gây bệnh cho bông vải nghiêm trọng và phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nó cũng ảnh hưởng đến khoảng 300 loài cây ký chủ khác, trong số đó có tiêu, dưa và dưa chuột. Mầm bệnh này tồn tại được trong đất và có thể dễ dàng được phân lập trong rễ của bông vải, đặc biệt là vào giai đoạn cuối của vụ mùa trồng trọt. Loài nấm này phát triển mạnh trong các loại đất khi cây trồng phải trải qua điều kiện khô hạn và thật dễ hiểu khi bệnh này xuất hiện thường xuyên hơn cả vào giữa mùa hè và giảm đi cho đến khi thời tiết bước vào mùa thu. Các loại đất khô, với độ ẩm vào khoảng 15-20%, nhiệt độ nóng khoảng 35 - 39°C là các điều kiện tối ưu để loài nấm này phát triển.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Trồng các giống có sức chống chịu nấm mốc hay khô hạn.
  • Trồng các giống có thân cứng cáp vì sẽ khó bị đổ rạp.
  • Điều chỉnh ngày gieo hạt sao cho giai đoạn sau khi nở hoa không phải là thời gian khô hạn nhất trong vụ mùa.
  • Dành khoảng cách rộng giữa các cây.
  • Duy trì độ ẩm thích hợp cho đất thông qua chế độ tưới nước, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi cây ra hoa.
  • Đảm bảo chế độ bón phân cân bằng và tránh sử dụng quá nhiều phân đạm.
  • Thu hoạch sớm để tránh tổn thất năng suất quá lớn.
  • Cày sâu để chôn vùi những bộ phận còn lại của cây sau khi thu hoạch.
  • Phơi nắng đất sau khi trồng trọt cũng có ích lợi.
  • Luân canh với các cây không phải là ký chủ như lúa mì giống nhỏ, yến mạch, lúa, lúa mạch và lúa mạch đen suốt ba năm.

Tải xuống Plantix