Đậu

Bệnh đốm sô-cô-la hại Đậu

Botrytis fabae

Nấm

Tóm lại

  • Vô số đốm nhỏ màu nâu đỏ xuất hiện trên lá, thân và hoa.
  • Các đốm này lan rộng, hòa vào nhau và tạo thành các vết bệnh màu sô-cô-la trên phiến lá.
  • Một dạng khác của bệnh này, phát triển mạnh mẽ hơn (nhưng hiếm gặp hơn), khiến lá chuyển sang màu đen và phủ đầy bụi dạng bột sô-cô-la.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu

Triệu chứng

Bệnh này thường gặp ở các loài đậu tằm, có triệu chứng đặc trưng là sự xuất hiện của vô số đốm nhỏ màu nâu đỏ, chủ yếu là trên lá, nhưng cũng được bắt gặp trên thân và hoa. Các đốm này lan rộng, tạo thành các vết hoại tử có tâm màu xám và có viền màu nâu đỏ. Các đốm ấy có thể hòa vào nhau và hình thành nên các vết bệnh màu sô-cô-la trên phiến lá. Một dạng khác của bệnh này, phát triển mạnh mẽ hơn (nhưng hiếm gặp hơn), khiến lá và thân chuyển sang màu đen, trông như bị phủ bụi dạng bột sô-cô-la. Cuối cùng, các triệu chứng ấy dẫn đến tình trạng cây phát triển còi cọc hoặc bộ rễ cây bị chết một phân hay toàn bộ. Ở một số trường hợp, bệnh này khiến các nụ hoa bị thui chột. Đậu của cây nhiễm bệnh vẫn có thể ăn được nhưng quả đậu có thể bị biến màu. Tình trạng hoa của cây nhiễm bệnh bị thui chột phần lớn là do thiệt hại xuất phát từ quá trình lan truyền của bệnh hại này.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến thời điểm này, chưa có biện pháp xử lý sinh học này có hiệu quả kinh tế khả dĩ chấp nhận được để chống lại bệnh này. Tuy nhiên, nên quan tâm đến các khả năng giúp cây phát triển khỏe mạnh để tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với bệnh hại.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Cho đến thời điểm này, chưa có biện pháp khống chế bệnh này mang đến hiệu quả kinh tế khả dĩ có thể chấp nhận được để chống lại bệnh đốm sô-cô-la hại đậu. Ở một số trường hợp, phun các loại thuốc diệt nấm trong giai đoạn cây ra hoa có thể góp phần tránh được những thiệt hại tồi tệ nhất đối với năng suất thu hoạch.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên ở các loài đậu tằm chủ yếu xuất phát từ loài nấm có tên khoa học là Botrytis fabae, thậm chí cũng có thể là thông qua các loài nấm khác thuộc họ Botrytis. Bào tử nấm hình thành trên các mô chết tại tâm của các đốm và phát tán và lây nhiễm bệnh sang các cây lành mạnh. Các bào tử ấy có thể sinh tồn trên bề mặt lá suốt một tháng hoặc lâu hơn nếu gặp điều kiện thuận lợi. Độ ẩm cao, mưa thường xuyên, độ ẩm trên lá kéo dài và các mức nhiệt độ trong khoảng 15 - 22°C là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển và lây lan. Bất cứ yếu tố nào làm gia tăng tốc độ bốc hơi ẩm trên lá (ví dụ như gió, thời tiết khô ráo) đều có khả năng ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng lây lan của bệnh. Các điều kiện khác có thể làm suy yếu cây trồng, chẳng hạn như các loại đất axit, gieo trồng dày đặc, tình trạng thiếu hụt kali hay lân hoặc đất ngập úng cũng có thể khiến bệnh phát triển hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Cây được gieo trồng vào mùa đồng và cây trồng ở những khu vực được che chắn cũng mẫn cảm hơn đối với bệnh hại này.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các hạt giống lành mạnh từ các nguồn cung được chứng nhận để gieo trồng.
  • Gieo trồng thưa để tạo ra khoảng cách hợp lý giữa các cây.
  • Sử dụng các giống có mức độ đề kháng cao đối với bệnh hại này.
  • Điều chỉnh độ pH trong đất bằng cách bón vôi, nếu xét thấy cần thiết.
  • Đảm bảo chế độ bón phân cân bằng.
  • Không nên sử dụng quá nhiều phân đạm.
  • Thường xuyên giám sát cánh đồng để phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
  • Thu thập và tiêu hủy tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.

Tải xuống Plantix